Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây nghệ và 12 tác dụng giúp trị bệnh hay nhất bạn nên biết

Cao chè vằng nguyên chất

Giới thiệu về cây nghệ

Giới thiệu về cây nghệ

  1. Tên gọi

Cây nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng, tên khoa học của cây là Curcuma longa thuộc họ Gừng- Zingiberaceae.

  1. Mô tả

Cây nghệ có hình dáng đặc trưng dễ nhận biết với những tán lá ro, mọc xen kẽ xếp thành hai hàng song song, có gân nổi rõ trên bề mặt, lá dài từ 50 – 115 cm,. chiều rộng từ 38 – 45 cm, thuôn dài và thu hẹp ở chóp.Thân hình trụ, xốp,   mọc thẳng đứng với chiều dài trung bình trên 1m.

  1. Bộ phận dùng

Toàn bộ bộ phận của cây nghệ đều được sử dụng để trị bệnh.

  1. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây nghệ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây trồng sau 1 năm có thể cho thu hoạch. Phần củ sau khi được thu hoạch sẽ được dùng tươi hoặc phơi khô, tán thành bột hoặc chưng cất thành tinh dầu nghệ trị bệnh và làm đẹp.

  1. Bào chế

Cây nghệ được dùng tươi, nấu thành cao hoặc phơi khô tán bột tạo viên hoàn trị bệnh.

  1. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong củ nghệ vàng gồm có: chất màu curcuminoids (2-8%), tinh dầu nghệ dễ bay hơi (3-7%), chất xơ (2-7%), chất khoáng (3-7%), protein (6-8%), chất béo (5-0%) và carbohydrate (60-70%).

Trong tinh dầu cây nghệ (5.8%) gồm có α-phellandren (1%), sabinene (0.6%), cineol (1%), borneol (0.5%), zingiberene (25%) và sesquiterpines (53%).

Thành phần hóa học của Cây Nghệ

Curcuminoids là các polyphenol và là chất tạo màu chính của cụ nghệ gồm có 3 thành phần là curcumin chiếm chủ yếu khoảng 77%, tiếp theo là demethoxycurcumin (DMC) chiếm (17%), và bisdemethoxycurcumin (BDMC) có khoảng 3% . Curcumin có thể tồn tại ít nhất ở 2 dạng tautome là keto và enol. ( Theo sntv.vn )

Công dụng của cây nghệ

  1. Trị viêm gan virut cấp tính

Nghệ 12g; nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 40g; chi tử 16g; đại hoàng, hoàng liên mỗi vị 9g đem sắc với ba bát nước lớn đến khi còn 1 nửa thì dừng, chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị viêm gan virut hiệu quả. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 tuần.

  1. Trị viêm gan mạn tính

Nghệ 4g; côn bố, đình lịch tử mỗi vị 12g; hạt bìm bìm, hải tảo mỗi vị 10g; quế tâm 6g tạo thành thang đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa thì dừng, chia đều 2 bữa uống sau bữa ăn 30 phút để trị viêm gan mạn tính. Kiên trì áp dụng trong 1- 3 tháng để mang lại hiệu quả cao nhất.

  1. Trị sỏi gan, sỏi mật

Uất kim, phèn chua đồng lượng 10g đem tán thành bột mịn sử dụng lâu dài để trị gan, sỏi mật. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước ấm trước bữa ăn 30 phút. Nếu có mật gấu gia thêm thì càng tăng công hiệu.

  1. Trị kinh nguyệt không đều

Nghệ vàng, xuyên khung, đào nhân, mỗi vị 8g; ích mẫu, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; sinh địa 12g tạo thành thang đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống khi còn ấm để trị kinh nguyệt không đều. Liệu trình áp dụng tùy vào tình trạng của người bệnh, thông thường áp dụng từ 1- 3 tháng là bệnh sẽ khỏi.

Công dụng của Cây Nghệ

  1. Trị bế kinh đau bụng

Uất kim 15g, huyền hồ 10g. Cả hai đều chích giấm, tạo thành thang để trị bế kinh đau bụng. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày.

  1. Trị trướng bụng, đau bụng

Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 – 12g đem tán thành bột, chia đều 2 bữa, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ với nước ấm để trị chứng trướng bụng, đau bụng.

  1. Trị mụn nhọt, đinh độc

Củ nghệ 100g, củ ráy dại 150g, dầu vừng 150g, nhựa thông, sáp ong 70g. Nghệ và củ ráy gọt vỏ, thái mỏng, giã nát, đem nấu nhừ, lọc bỏ bã, thêm nhựa thông, sáp ong vào đun nóng cho tan, quấy đều để nguội dùng lâu dài để trị mụn nhọt, đinh độc. Chú ý trước khi bôi hỗn hợp nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt, đinh độc bằng nước muối pha loãng.

  1. Giảm cholesterol trong máu

Trong củ nghệ có chứa các hoạt chất có tác dụng làm giảm cholesterol thừa trong máu, duy trì lượng cholesterol thích hợp trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch hiệu quả.

Cây Nghệ có tác dụng Giảm cholesterol trong máu

  1. Phòng ngừa ung thư

Trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển một số loại tế bào ưng thư như tế bào ung thư buồng trứng, ung thư vú,… nên được khuyên dùng uống tinh bột nghệ mỗi ngày để phòng ngừa ung thư hiệu quả.

  1. Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Curcumin có trong củ nghệ có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp hiệu quả nên được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp.

  1. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Trong củ nghệ có chứa các hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

  1. Trị lành thương do bỏng

Trong củ nghệ có chứa chất kháng khuẩn và sát trùng tự nhiên và có thể dùng như một loại chất kháng viêm hiệu quả. Nếu bị vết thương hở hoặc bị bỏng dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ rắc lên vết thương sẽ giúp mau lành hơn và hạn chế các vết thâm sẹo để lại.

Cây Nghệ giúp lành vết thương do Bỏng

Kiêng kị

Những trường hợp sau nên hạn chế dùng nghệ:

  • Người đang bị sỏi mật
  • Người đang dùng dùng aspirin
  • Người mới trải qua phẫu thuật

Nghệ là cây thuốc quý cho giá trị y học cao. Bạn có thể sử dụng nghệ để điều trị nhiều bệnh khác nhau như bài viết chúng tôi chia sẻ ở phía trên vừa tiết kiệm vừa lành tính

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: