Cây mơ tam thể là một loại dây deo thường mọc hoang hoặc được trồng ở các bờ rào. Cây mơ tam thể có thể dùng để ăn sống hoặc dùng làm dược liệu chữa được rất nhiều bệnh.
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên khác: mơ lông, mở leo, mơ tròn, ngưu bì đồng, bổ thượng, hoàng, dắm chó, mẫu cấu đằng, ngũ hương đằng.
Tên khoa học: Paederia lanuginosa.
Họ: thuộc họ cà phê có họ khoa học là Rubiaceae.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây mơ tam thể là một loại dây leo có thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, có màu xanh hoặc tím đỏ.
Lá cây mơ tam thể có hình bầu dục hoặc hình giống quả trứng, chiều dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng lá từ 2 -4cm. Má có gốc hình tim, mặt dưới có màu tím đỏ, có lông mịn, mặt trên của lá có màu xanh, cuống lá dài từ 2 -6cm.
Hoa mọc thành từng cụm ở ngọn và nách lá, có màu trắng pha tím nhạt. Quả cây tam mỡ có hình cầu, màu nâu bóng.
Toàn bộ thân cây mơ tam thể đều có lông mềm, tập trung nhiều nhất ở thân, cành và lá non.
Phân bố
Cây mơ tam thể phân bố ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Chúng thường mọc hoang hoặc được trồng ở khu vực hàng rào mỗi gia đình, dùng để ăn, làm gia vị hoặc chữa bệnh.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: lá mơ tam thể.
Thu hái: Lá mơ tam thể được thu hái quanh năm mỗi khi dùng đến, lá tươi tốt nhất là vào mùa xuân.
Chế biến: lá sau khi hái vào được đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó ăn trực tiếp lá tươi hoặc chế biến tùy món.
4/ Thành phần hóa học
Trong thành phần của cây mơ tam thể chứa một tinh dầu rất nặng mùi có tên là disulfua carbon, alcaloid và paederin. Ngoài ra, mơ tam thể có mùi hơi thối là do hoạt chất methylmercaptan.
Cây mơ tam thể còn chứa nhiều axit amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.
Một số thành phần khác có trong cây mơ tam thể như caroten và vitamin C.
5/ Tính vị
Cây mơ tam thể có vị hơi đắng, mặn, có mùi hôi và tính mát.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Một hoạt chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể và hệ thần kinh có tên là paederin được tìm thấy trong lá mơ và tinh dầu của lá mơ có tác dụng chống viêm và điều trị ho hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
Cây mơ tam thể có công dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích tệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng. Thường được đùng để chữa trị các bệnh như:
- Chữa kiết lỵ.
- Viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa.
- Tẩy giun kim, giun đũa.
7/ Liều dùng, cách dùng
Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng với liều lượng cụ thể. Lá mơ có thể được sử dụng để ăn tươi, giã lấy nước uống hoặc nấu cùng một số nguyên liệu khác.
8/ Bài thuốc sử dụng cây mơ tam thể
Chữa ho gà
Lá mơ tam thể 150g, bách bộ 250g, cỏ mần trầu 250g, rễ chanh 250g, cỏ nhọ nồi 250g, rau má 259g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, gừng 50g, đường kính vừa đủ. Cho tất cả các dược liệu sắc cùng với 6 lít nước. Đến khi nước còn lại khoảng 1 lít thì chia ra uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chống co giật
Giã nát 15 -60g lá mơ tam thể tươi, thêm 1 bát nước ấm và một ít nước lọc để vắt lấy nước uống trước bữa tối.
Viêm tai ở trẻ nhỏ
Hái lá mơ tươi đem rửa sạch, hơ qua lửa cho nóng sau đó vò lá nhét vào tai bị đau để qua đêm.
Trị kiết lỵ
Trường hợp mới bị kiết lỵ: hái một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen đem đi rửa sạch, sau đó nhúng sơ qua nước sôi rồi để cho ráo nước. Giã nát hai loại lá này để vắt lấy nước cốt mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Trường hợp bị lỵ lâu ngày: hái một nắm lá mơ tam thể tươi, lau cho thật sạch rồi thái nhỏ, đập một quả trứng gà vào trộn đều sau đó đem đi bọc lá chuối nướng hoặc rang khô trên chảo.
Ngoài ra, bạn có thể lấy khoảng 20g lá mơ tam thể, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau, 20g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g đem đi sắc nước uống mỗi ngày, chia làm 3 lần uống.
Trị giun
Hái 50g lá mơ tam thể đem đi giã nát để vắt lấy nước, cho 1 ít muối vào nước cốt để uống buổi sáng sẽ thấy rất hiệu nghiệm.
Đau dạ dày
Giã 20 – 30g lá mơ tam thể để vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
Đau nhức xương khớp
Lấy 30 – 60g lá mơ tam thể đem ngâm với rượu để xoa bóp và uống
9/ Lưu ý khi sử dụng cây mơ tam thể
Lá mơ nên được rửa thật sạch trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất.
Với rượu ngâm từ lá mơ chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 ít, không lạm dụng quá nhiều.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: