Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây lưỡi rắn và 9 lợi ích tuyệt vời của loại cỏ dại mọc đầy đường giúp trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: Cây lưỡi rắn được biết đến với các tên gọi khác như: cây có nẳn, cây nọc sởi, cỏ lưỡi rắn, vương thái tổ…
  • Tên khoa họcOldenlandia corymbosa L (1).
  • Họ: Cà phê.

Mô tả cây lưỡi rắn

  • Thân: Là dạng cây thân thảo, thường chỉ cao khoảng 20cm
  • : Đúng như tên gọi của vị thuốc này, lá cây lưỡi rắn có hình dáng thuôn nhọn, sắc như lưỡi con rắn, hai lá cây mọc đối nhau trên thân, cuống rất ngắn hầu như không có
  • Hoa: Thường có màu tím nhạt, cũng có những cây có hoa màu trắng, cụm hoa khoảng 2 đến 5 hoa nhỏ mọc ở kẽ lá.
  • Quả: Kích thước nhỏ, hình bán cầu.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây lưỡi rắn mọc hoang hóa ở khắp nơi, kể cả ở đồng bằng hay miền núi đều thấy có. Cây thường mọc ở những nơi đất trống, ở ven bờ mương máng, ven suối, sườn đồi. Nếu để ý bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loài cây này, cây thường mọc sen cùng các bụi cỏ may, hay những bụi cây mọc sát mặt đất, cây phát triển mạnh nhất vào mùa hè (2).

Cây được thu hái quanh năm, người dân nhổ cả cây đem về rửa sạch, cắt ngắn, phơi khô bảo quản để dùng dần.

Các nghiên cứu về cây lưỡi rắn

Hoạt động bảo vệ gan: Nghiên cứu tại Khoa Công nghệ sinh học, Đại học Karpagam, Ấn Độ đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chiết xuất methanolic của toàn bộ cây Hedyotis corymbosa trên cơ thể chuột Wistar. Nghiên cứu đã xác định được tác dụng bảo vệ gan quan trọng của loại thảo dược này (4).

Hoạt động chống oxy hóa: Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ cũng đã xác định hoạt động chống oxy hóa của loại thảo dược dân gian này (5).

Tính vị

Theo cuốn Từ điển bách khoa dược học, cỏ lưỡi rắn có vị ngọt nhạt, tính mát. Với các tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu (3).

Công dụng của cây lưỡi rắn

Dân gian sử dụng cây làm thuốc phổ biến trong dân gian, với công dụng điều trị một số chứng bệnh sau (1,3):

  1. Giải độc do rắn cắn
  2. Hạ sốt
  3. Điên cuồng do sốt cao
  4. Giảm đau nhức xương khớp
  5. Ho, viêm họng
  6. Viêm đường tiết niệu
  7. Mụn nhọt
  8. Lợi tiểu
  9. An thần

Liều dùng: 25g – 30g cây khô/ngày, dùng dưới hình thức sắc nước hoặc hãm với nước sôi uống hàng ngày.

 

Một số bài thuốc từ cây lưỡi rắn

1. Điều trị rắn độc cắn

  • Chuẩn bị: Một nắm cây tươi khoảng 100g
  • Thực hiện: Sau khi đã thực hiện các biện pháp sơ cứu người bị rắn độc cắn như garo, lấy răng rắn và hút máu độc. Lập tức hái một nắm cây lưỡi rắn tươi, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch vào rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đắp vào vết rắn cắn rồi băng lại. Một này nên uống khoảng 2 lần, ngày sau có thể tăng liều lượng lên gấp đôi.
  • Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp sơ cứu, giải độc ban đầu cho người bị rắn độc cắn khi mà chưa có thuốc giải độc, sau khi thực hiện xong các biện pháp trên cần lập tức đưa nạn nhân đi bệnh viện tiêm huyết thanh giải độc và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Điều trị điên cuồng do sốt cao

  • Chuẩn bị: Cỏ lưỡi rắn khô 30g.
  • Thực hiện: Đem sao vàng hạ thổ, sắc với khoảng 600ml nước, lấy 300ml nước chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Điều trị ho, viêm họng, hạ sốt, an thần, giảm đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: 20g cây khô hoặc 80g cây tươi, nước đun sôi 1 lít.
  • Thực hiện: Cây thuốc sau khi sao vàng hạ thổ, hãm với khoảng 1 lít nước (Như hãm chè tươi), ủ trong thời gian khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống tahy nước trong ngày.

4. Viêm tiết niệu, bí tiểu

  • Chuẩn bị: Cây tươi 80g, đường 1 thìa nhỏ.
  • Thực hiện: Giã nát, thêm chút nước, dùng khăn mỏng vắt lấy nước, thêm chút đường hòa đều uống hàng ngày. Cách này vừa có tác dụng thanh nhiệt, mát, và giúp lợi tiểu và điều trị viêm tiết niệu rất hay và hiệu quả.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: