Cây lược vàng có pháp danh khoa học là Callisia fragrans, một số vùng ở nước ta hay gọi tên khác là lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc,.. Cây lược vàng được biết đến với rất nhiều công dụng như làm cảnh, chữa bệnh,… Dân gian sử dụng cây lược vàng để điều trị vẩy nến, viêm loét dạ dày và ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác. Tìm hiểu rõ hơn về một số thành phần dược liệu của cây lược vàng qua bài thông tin sau đây.
- Tên gọi khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm.
- Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
- Họ: Thài lài (Commelinaceae)
Một số thông tin về cây lược vàng – Bạn cần phải biết
1. Đặc điểm của cây lược vàng:
Cây lược vàng thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, thân cao khoảng 15 – 40cm, thân đứng. Thân cây lược vàng được chia thành nhiều đốt, nhánh; mỗi đốt ở phía thân dài khoảng 1 – 2cm, nhánh có thể dài tới 10cm. Lá lược vàng mọc so le, lá đơn, phiến lá có hình ngọn giáo. Kích thước lá 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt dưới có màu nhạt hơn sơ với mặt trên, mọng nước. Bẹ lược vàng ôm khít thân, mép lá nguyên và lá thường có màu vàng khi già đi, gân lá song song. Ở những cây có nhiều ánh sáng, lá thường có màu tím nhạt.
Hoa lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm, hợp thành xim. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm, phần trên xanh, phần dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới.
2. Nơi phân bố
Cây lược vàng có xuất xứ từ Mexico, sau đó di thực sang nước Nga và đến Việt Nam. Thanh Hóa là nơi cây lược vàng xuất hiện đầu tiên. Đến nay, loại cây này đã được phát triển rộng rãi sang nhiều tỉnh, trong đó Hà Nội là phổ biến nhất.
Cây lược vàng được trồng nhiều tại các vùng khí hậu nhiệt đới nhằm phục vụ cho việc làm cảnh, trang trí nhà cửa.
3. Thành phần hóa học
– Dựa trên các nghiên cứu về thành phần của cây lược vàng, các nhà khoa học ghi nhận được một số thành phần như:
- Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides
- Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
- Các acid hữu cơ
- Sắc tố caroten, chlorophyl
- Thành phần Phytosterol
- Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
- Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
– Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy.
4. Cây lược vàng có tác dụng trị bệnh gì?
Không ai có thể phủ nhận tác dụng của cây lược vàng đối với đời sống và chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu của tác giả Vladimir – Ogarkov mới vừa công bố tại Nga và được đăng trên tạp chí sức khỏe đời sống của Nga vừa xác nhận công dụng chữa bệnh của cây lược vàng. Tại Việt Nam, nhiều người đã sử dụng cây lược vàng để điều trị các bệnh viêm họng, viêm phế quản, đau lưng, mỏi khớp, bướu cổ, huyết áp, tim mạch, u nang buồng trứng, xơ vữa động mạch, các bệnh về gan…
Cây lược vàng được xem là thảo dược thiên nhiên được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Ngày nay, chúng còn được các nhà nghiên cứu hiện đại tìm hiểu và phát hiện ra một số loại tinh chất như Flavonoid, vitamin P, C có tác dụng làm bền mạch máu. Ngoài ra, cây lược vàng còn có khả năng chống oxy hóa nhờ thành phần Quercetin, hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của khối u và tế bào ung thư.
Một số tác dụng cụ thể của cây lược vàng đó là:
– Hỗ trợ điều trị bệnh gan:
- Dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi đem rửa sạch.
- Cho 2 nguyên liệu này vào cối, giã nhỏ và vắt lấy nước.
- Uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc này chỉ áp dụng cho các trường hợp nóng gan, viêm gan B, C, nóng trong người,… Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan:
- Dùng 2 – 3 lá lược vàng và vài lá màng màng đem rửa sạch bụi đất.
- Cắt nhỏ và giã nát 2 nguyên liệu này, sau đó đem pha với rượu trắng và ngâm khoảng 30 ngày.
- Mỗi ngày dùng khoảng 1 ly rượu nhỏ để có hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
Cây lược vàng cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, các bạn có thể:
- Dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống.
- Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Với bệnh nhân tiểu đường, hãy sử dụng lá cây lược vàng để khắc phục tạm thời các triệu chứng bằng cách:
- Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Các triệu chứng tiểu đường sẽ suy giảm, nhưng thực tế nó không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.
– Cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng:
- Giã nhuyễn lá lược vàng, sau đó vắt lấy nước.
- Trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu.
- Sử dụng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.
- Có thể sử dụng cả nước và xác lá lược vàng đều được.
Lưu ý: Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.
Như vậy, trên đây đã vừa giải đáp thông tin về cây lược vàng và một số công dụng của nó. Hy vọng bài viết này có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: