“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương” (3).
Và ngoài công dụng “dẫn cá”, làm thức ăn cho vịt, gà, cho con người (phần cọng non) thì trong y học cổ truyền, cây lục bình còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc ngoài da.
Và có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ nếu biết rằng, loại cây này có thể điều trị các chứng như: chín mé, đau bắp chân, viêm tinh hoàn, sưng nách… và nhiều trường hợp khác nữa (1).
Vậy, trong lục bình có chất gì và cách dùng làm thuốc như thế nào?
Trong lục bình (bèo tây) có chất gì?
Được biết, trong cây lục bình, ngoài một lượng lớn nước (hơn 92 %) thì còn có chất đạm, chất đường bột, chất xơ, tro, Can xi, Phốt pho, tiền sinh tố A (caroten) và vitamin C.
Vì vậy, người dân ta từ xưa đã dùng lục bình non để xào hoặc nấu canh ăn (giúp thanh mát, giải nhiệt, lợi tiểu và tiêu thũng). Đặc biệt, lục bình khi ăn không gây ngứa cổ như nhiều loại rau khác và bông của nó cũng có thể nấu canh ăn.
Ngoài ra, ở Ấn Độ, hoa lục bình còn được dùng điều trị một số bệnh về đường hô hấp (1).
Lục bình (bèo tây) và công dụng điều trị bệnh
Theo kinh nghiệm dân gian, phần phồng của cuống lá lục bình có tính mát và có thể dùng điều trị các chứng như:
Cách dùng cây lục bình
Lấy phần cuống lá phồng xốp, đem rửa sạch, giã nát ra rồi trộn với tí muối (tỉ lệ khoảng 5 %) và đắp lên (hoặc bó lên).
Riêng đối với các vết thương trên cơ thể bị đau nhức do nhiễm chất độc hóa học thì dân gian ta có bài thuốc sau đây: dùng lá lục bình rửa sạch, giã nát cùng với một ít muối rồi trải đều lên khu vực bị thương, sau đó dùng miếng vải mỏng bó lại (quấn khéo và nhẹ để tránh chảy mất nước từ thuốc đắp). Bài thuốc này ta nên đắp ban đêm và để đến sáng hôm sau thì gỡ ra. Thông thường, chỉ cần thực hiện hai ba lần là sẽ hết đau nhức và trong khi dùng cũng không cần dùng thêm thuốc kháng sinh.
Với trường hợp sưng cứng bắp chân (thường xảy ra sau khi sốt) thì dân gian ta cũng dùng bọng cây lục bình (khoảng 200 g), rửa sạch rồi giã nát và thêm tí muối vào, trộn đều và đắp lên nhưng không để qua đêm mà thay thường xuyên (mỗi ngày thay 3 lần, khi thấy nước rút khô thì đắp cái mới).
Ngoài ra, ở Trung Quốc, dân gian còn dùng cây lục bình điều trị cảm mạo phát sốt và mụn nhọt sưng đỏ (1) (2).
Thông tin thêm
- Nguồn phân hữu cơ và năng lượng giá rẻ: Lục bình là loài cây sẵn có, dễ tìm trên các con sông và phát triển rất mạnh. Nếu biết tận dụng, nó sẽ là cây phân xanh lý tưởng vì sau khi dùng vi khuẩn để làm lên men, 1 kg cây tươi sẽ cho 0,3 mét khối khí mê tan. Không chỉ thế, phần bã sau khi lên men còn có thể dùng làm phân hữu cơ cho cây trồng. Nếu để ý, có lẽ bạn cũng thấy nhiều nhà làm vườn thường vớt cây lục bình lên rồi đắp vào các gốc cây trồng, vừa giúp mát gốc lại vừa tạo thành phân.
- Nguồn thanh thải tự nhiên của hệ sinh thái: Lục bình còn tham gia vào cân bằng sinh thái bằng cách làm sạch nguồn nước, giúp giảm ô nhiễm nguồn nước nơi chúng sinh sống. Một số liệu rất thú vị được đưa ra, đó là: 1/3 ha lục bình có thể lọc khoảng 2225 tấn nước bị ô nhiễm (đặc biệt là nước bị nhiễm các hóa chất và kim loại nặng như thủy ngân, chì, bạc…) (1).
- Ở miền Nam, đặc biệt là Cà Mau thì còn có cây rau mát rất giống với lục bình (cọng và lá non xào ăn rất ngon và thanh mát). Tuy nhiên, cuống lá rau mát thon hơn và lá có hình trái tim rõ hơn (phiến lá không tròn như lá lục bình).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: