Cây lộc vừng có chữa bệnh trĩ được hay không?
Trĩ là bệnh lý về hậu môn trực tràng thường gặp, bệnh xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn bị căng giãn quá mức. Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là thói quen ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động, bị táo bón kéo dài, đi vệ sinh lâu,… Nếu không tiến hành điều trị bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và nguy cơ phát sinh biến chứng. Sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để điều trị bệnh trĩ là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, mang lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp bệnh nhẹ.
Lộc vừng là loại cây có gốc và dáng thân đẹp, hoa lộc vừng nở theo chùm có màu đỏ và hương thơm đặc trưng. Đây là một trong bốn loại cây cảnh quý ở nước ta bên cạnh sanh, sung và tùng. Chúng được rất nhiều gia đình trồng trong khuôn viên vườn nhà với ý nghĩa phong thủy là mang lại may mắn cho gia chủ. Bên cạnh công dụng làm cảnh, cây lộc vừng còn được sử dụng như dược liệu trong Đông y giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh trĩ.
Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, lộc vừng là dược liệu có vị ngọt và tính bình, khi dùng vào cơ thể sẽ tác động vào phế, tỳ, can và thận. Công dụng chính của loại dược liệu này là bồi bổ khí huyết và can thận, tán phong, nhuận tràng,… Chính vì thế mà lộc vừng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y giúp điều trị chứng suy nhược cơ thể, kiết lỵ, táo bón, râu tóc bạc sớm, hoa mắt chóng mặt,…
Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, trong cây lộc vừng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất saporin có tác dụng sát trùng. Khi dùng để trị bệnh trĩ giúp ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ làm lành vết viêm loét, cầm máu và kích thích đào thải phân ra bên ngoài. Dùng cây lộc vừng điều trị bệnh trĩ cũng là một trong những mẹo dân gian khá an toàn và mang lại hiệu quả tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng tại nhà. Tất cả các bộ phận của cây lộc vừng như rễ, lá, quả, hạt,… đều có công dụng trị bệnh bạn có thể tận dụng.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hiệu quả
Dùng lộc vừng trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả khá tốt, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể tận dụng lá và quả để trị bệnh. Dưới đây là tổng hợp các cách trị bệnh trĩ bằng cách lộc vừng và hướng dẫn chi tiết cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng
Dùng lá lộc vừng trị bệnh trĩ cần được áp dụng qua hai liệu trình để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Lá lộc vừng khá dễ kiếm nên đây là một trong những mẹo trị bệnh được áp dụng phổ biến nhất. Nếu không biết phải thực hiện trị bệnh bằng lá lộc vùng như thế nào thì bạn hãy theo dõi hướng dẫn bên dưới đây:
Liệu trình 1: Đắp và uống lá lộc vừng
– Nguyên liệu:
- 20 gram lá lộc vừng bánh tẻ tươi
– Cách thực hiện:
- Lá lộc vừng đem đi rửa với nước để làm sạch bụi bẩn, sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Giã nát toàn bộ số lượng lá lộc vừng đã chuẩn bị rồi vắt lấy nước cốt và để bã ra riêng.
- Sử dụng nước cốt lộc vừng để uống còn phần bã thì dùng để đắp trực tiếp vào hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng gạc y tế băng cố định lại rồi nằm nghỉ ngơi khoảng 20 phút, sau đó tháo ra rửa sạch hậu môn lại với nước.
- Thực hiện cách trị bệnh này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Liệu trình 2: Ăn lá lộc vừng
Sau khi thực hiện hết liệu trình điều trị trĩ bằng cách đắp lá lộc vừng thì bệnh đã có chuyển biến tích cực. Tiếp đó người bệnh sẽ chuyển qua liệu trình điều trị thứ hai là ăn sống lá lộc vừng, thực hiện liên tục trong 10 ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng.
Chữa bệnh trĩ bằng hạt lộc vừng
Ngoài sử dụng lá thì bạn cũng có thể tận dụng phần hạt lộc vừng để trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, hạt lộc vừng khá khó kiếm nên ít được áp dụng hơn so với mẹo trị bệnh bằng lá. Ở bài thuốc trị bệnh trĩ bằng hạt lộc vừng, người bệnh cần phải dùng kết hợp với một số loại dược liệu khác là hà thủ ô và ngưu tất. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
– Nguyên liệu:
- 50 gram hạt lộc vừng
- 50 gram hà thủ ô
- 50 gram ngưu tất
– Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị trên đi rửa sạch, phơi khô dưới trời nắng tồi tán thành bột mịn.
- Trộn đều tất cả lên, cho thêm vào một ít mật ong để tạo độ kết dính rồi hoàn thành viên nhỏ khoảng 10 gram.
- Đợi cho thuốc ráo thì cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày người bệnh sẽ uống khoảng 3 viên, chia thành 3 lần để sử dụng vào mỗi buổi sáng trưa và tối.
- Áp dụng bài thuốc trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt thì ngừng.
Lưu ý khi dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ tại nhà
Trĩ là bệnh lý hay khởi phát ở những người có thói quen ăn uống và lối sống thiếu khoa học. Bệnh gây ra các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để quá trình trị bệnh bằng lá lộc vừng nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại thì bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Dùng lá lộc vừng mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần áp dụng đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt. Lộc vừng có công dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng cũng có chứa một số chất độc, vì thế bạn cần sử dụng đúng liều lượng để tránh bị ngộ độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không dùng cây lộc vừng để điều trị bệnh trĩ nếu bạn bị dị ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược tính nào có trong dược liệu. Nên thử nghiệm trên vùng da nhỏ để kiểm tra độ kích ứng, sau vài giờ nếu không thấy phản ứng nào quá mẫn cảm thì mới dùng để trị bệnh.
- Dùng lộc vừng trị bệnh trĩ chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp nhẹ, nếu bệnh đã tiến triển nặng sẽ không mang lại hiệu quả. Để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
- Sau khi dùng lá lộc vừng trị bệnh trĩ nếu thấy có thể có dấu hiệu kích ứng, bồn nôn, ói mửa,… thì bạn nên nhanh chóng ngừng lại. Sau đó hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt tích cực giúp hỗ trợ điều trị bện như vận động nhiều, tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày. Loại bỏ các thói quen gây áp lực trên trực tràng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như đứng lâu, ngồi xổm, đi vệ sinh quá lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện,…
- Chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Cụ thể là tăng cường sử dụng thực phẩm có tính kháng viêm và nhuận tràng như tỏi, diếp cá, gừng, mồng tơi, rau đay,… Đồng thời hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu, thuốc lá, bia rượu,…
- Ăn chậm nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp bôi trơn đường ruột, làm mềm phân và giúp quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng.
- Lộc vừng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ chứ không thể dùng thay thế cho thuốc chuyên khoa. Vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào phương pháp trị bệnh này. Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh bằng lá lộc vừng, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám kết hợp điều trị chuyên khoa giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Trên đây là hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng lộc vừng bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Dùng lá lộc vừng trị bệnh chỉ là mẹo được lưu truyền trong dân gian thông qua truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, vì thế bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện. Sau thời gian dài điều trị trĩ bằng lá lộc vừng mà bệnh không chuyển biến tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp trị bệnh khác tích cực hơn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: