Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây lân tơ uyn, cây sống rắn thảo dược chữa lành vết thương cực hay

Cao chè vằng nguyên chất
Cây sống rắn hay cây lân tơ uyn, ráy leo lá rách là một loài cây mọc hoang hóa ở nhiều cánh rừng nước ta. Đây là loại cây chữa lành vết thương rất hay, bạn hãy tam khảo bài viết để biết cách dùng cây thuốc này nhé.

Loài cây có tên gọi giống tên một loài rắn đó là cây sống rắn được chúng tôi giới thiệu tới các bạn trong bài viết này, cây sông rắn còn được người dân một số nơi gọi là lân tơ uyn, cây đuôi phượng, ráy leo lá rách (1) (3)

Tên khoa học: Rhaphidophora decursiva Schott, thuộc họ ráy (2)

Môt tả: Cây mọc theo cụm thấp dưới mặt đất, lá hình lông chim, các bạn xem hình ảnh dưới đấy để thấy rõ hơn mô tả cây sống rắn.

Hình ảnh cây sống rắn, ráy leo lá rách theo wikipedia (2)

Cây thuốc này được Giáo sư Đỗ Tất Lợi giới thiệu trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Nhà xuất bản y học năm 2004, được biết loài cây này mọc hoang khắp các bờ suối ở nước ta, nhiều nơi cây còn mọc trên thân những cây gỗ nhìn như một loài phong lan.

Theo giáo sư Lợi lân tơ uyn là loại thảo dược được sử dụng trong kháng chiến để sát trùng vết thương, bởi lân tơ uyn có tác dụng kháng sinh có thể dùng thay thế cho một số loại thuốc kháng sinh penixilin (1).

Công dụng của cây lân tơ uyn (cây sống rắn)

Theo kinh nghiệm dân gian lân tơ uyn có công dụng điều trị lành vết thương chảy máu. Tác dụng này đã được Lê Khắc Lập (Viện Quân y giải phóng Khu V) tiến hành điều trị vết thương và theo hõi hiệu quả trên 357 người cho kết quả tốt. Có thể thống kê những tác dụng chính của cây thuốc này như sau (1):

  • Điều trị vết thương, chảy máu
  • Sát trùng vết thương
  • Giúp vế thương chóng lên da non, sớm liền sẹo

Cách dùng lân tơ uyn (cây sống rắn)

Cách dùng dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương, đã được giáo sư Đỗ Tất Lợi viết trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” xuất bản năm 2004:

  • Lấy 1kg thân cây tươi (không lấy lá) rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài. Sau đó thái mỏng rồi đun với khoảng 3 lít nước. Đun sôi nước và duy trì sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 0,7 lít nước thì ngưng đun. Rồi lấy vải sạch để lạc lấy nước dùng làm thuốc.
  • Lấy nước này rửa vết thương, sau đó lấy gạc tẩm nước thuốc băng vào vết thương chảy máu. Theo tác giả cứ khoảng 3 ngày lại thay một lần băng và vệ sinh vết thương theo cách trên, sẽ giúp lành vết thương rất nhanh.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương miền núi còn dùng cây thuốc này giã nát rồi đắp và vết thương vẫn có tác dụng.

Lưu ý khi sử dụng cây sống rắn

Một số nơi chiết cây dưới dạng cao để điều trị vết thương, theo giáo sư Lợi làm theo cách này sẽ rất sót và hiệu quả không cao (1). Vì vậy nếu dùng dưới dạng cao người dùng nên pha loãng cao với nước cất rồi sử dụng theo hướng sau:

  • Cao cây sống rắn pha với nước cất
  • Dùng nước muối pha loãng vệ sinh vết thương một lần
  • Dùng nước cao sống rắn pha nước cất tẩm bông lau qua vết thương
  • Lấy bông gòng tẩm nước cao sống rắn băng vết thương
  • Sau khoảng 2 ngày lại thay bằng 1 lần

Đây là kinh nghiệm chữa lành vết thương rất hay mà bộ đội ta luôn áp dụng trong kháng chiến, mong rằng với kinh nghiệm đơn giản này sẽ giúp ích cho các bạn trong đời sống hàng ngày

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: