Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây kinh giới giúp chữa bệnh trĩ

Cao chè vằng nguyên chất

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: khương giới, kinh giới rìa, kinh giới rồng, giả tô, bán biên tô, tiểu kinh giới, bài hương thảo.

Tên khoa học:  Elsholtzia cristata.

Họ: thuộc họ Hoa môi có họ khoa học là Lamiaceae.

Cây kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata thuộc họ Hoa môi

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây kinh giới là một loài cây thân thảo có thân vuông, mọc thẳng, có lông mịn, cao khoảng 30 -50cm. Lá cây mọc đối, phiến lá thuôn, nhọn, mép lá có răng cưa, phần cuống lá dài khoảng 2 -3cm.

Hoa kinh giới nhỏ li ti có màu tím nhạt và mọc thành cụm ở đầu cành. Quả nhỏ, thuôn, nhẵn bóng.

Phân bố

Cây kinh giới thường sống ở khu vực đồi núi, đất bỏ hoang, khu vực nhiều nắng, bờ sông suối hay trong rừng. Trên thế giới, cây kinh giới phân bố tại một số nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mông Cổ, Myanma, Thái Lan. Ở Việt Nam, kinh giới được trồng khắp cả nước.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: toàn bộ thân cây.

Thu hái: vào mùa hạ và mùa thu khi cây ra hoa nhiều đem cắt phần thân cây có nhiều lá và hoa. Sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50ºC đến khi khô.

Chế biến: kinh giới đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn để dùng sống hoặc sao qua để dùng.

Bảo quản: sau khi phơi khô đem kinh giới cất kỹ trong bao hoặc bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát nhằm tránh ẩm mốc.

Kinh giới được phơi khô để làm thuốc

4/ Thành phần hóa học

Thành phần chính của cây kinh giới là tinh dầu thơm. Trong tinh dầu kinh giới có các chất như d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonen.

Ngoài ra, cây kinh giới còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất đường bột, chất xơ, canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, vitamin C.

5/ Tính vị, quy kinh

Cây kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn.

Quy kinh vào các kinh can, phế.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng điều hòa nhiệt độ: nước sắc từ cây kinh giới có tác dụng tăng tuần hoàn ở phần bỉu bì, giúp hạ nhiệt cơ thể (Trung Dược Học).

Tác dụng cầm máu: uống nước sắc từ cây kinh giới có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu (Trung Dược Học).

Nước sắc từ cây kinh giới và rượu ngâm từ cây kinh giới có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, an thần, làm giãn cơ trong phế quản của chuột lang, chống dị ứng (Trung Dược Học).

Theo y học cổ truyền

Tác dụng: giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn.

Công dụng: chữa trị cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng. Kinh giới khi sao đen có tác dụng chữa trị rong huyết, băng huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu.

7/ Liều dùng và cách dùng

Mỗi lần sử dụng 10 -16g kinh giới khô hoặc 30g kinh giới tươi đem đi sắc nước uống. Nếu dùng ngoài da thì không cố định liều lượng, đem một lượng kinh giới phù hợp đem đi sao vàng và chà sát vào da bị ngứa hoặc dị ứng.

Kinh giới rất hiệu quả trong điều trị các bệnh ngứa, dị ứng

8/ Bài thuốc từ kinh giới

Chữa trị đau đầu sợ, sợ lạnh, không ra mồ hôi

Đem kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g sắc nước uống.

Chữa trị cảm cúm, sốt, đau đầu, nhức mình

Đem kinh giới 8g, phòng phong 8g, sài hồ 8g, tiền hồ 8g, chỉ xác 8g, khương hoạt 8g, phục linh 8g, cát cánh 8g, xuyên khung 4g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống.

Trị băng huyết, cấm khẩu, chân tay co rút

Kinh giới đem đi sao qua sau đó tán nhỏ. Mỗi lần dùng lấy 8g kinh giới pha với rượu hoặc nước tiểu em bé để uống.

Trị trẻ sốt cao, co giật

Dùng kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g, câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, huyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g. Đem tất cả các dược liệu tán mịn thành bột rồi vò thành từng viên nhỏ khoảng 2g. Mỗi lẫn uống 1 -2 viên, ngày uống 3 lần.

Chữa tê bại chân tay ở người già

Chuẩn bị 1 nắm kinh giới tươi, gạo lứt 100g, bạc hà bằng một nửa kinh giới, đậu hạt 80g. Đem bạ hà và kinh giới nấu lên để lấy nước, gạo với đậu nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vừa nấu vào để ăn khi đói. Khi ăn cho thêm chút giấm muối.

Trị thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu

Kinh giới đem sao vàng sau đó nghiền nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước, ngày uống 2 -3 lần.

Trị chảy máu cam, băng huyết

Hoa kinh giới 15g đem sắc với 200ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày.

Trị bệnh sởi

Kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, lá thanh đại 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 4g đem đi sắc nước uống.

Trị sởi ở trẻ em và lở ngứa

Đem kinh giới 15g, kim ngân 15g sắc nước uống mỗi ngày.

Chữa bệnh trĩ

Bài thuốc 1: dùng hoa kinh giới 12g, hoàng bá 12g, ngũ bội tử 12g, phèn chi 4g đem đi sắc với 300 – 400ml nước để ngâm hậu môn hằng ngày.

Bài thuốc 2: hòe hoa 16g, hạn liên thảo 16g, trắc bách diệp 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g đem đi sao đen và sắc nước uống mỗi ngày.

Chữa viêm da thần kinh thể mạn

Dùng kinh giới 16g, kê huyết đằng 12g, đồ đen sao 12g, cây cứt lợn 12g, cam thảo nam 12g, sa sâm 12g, kỷ tử 12g, cương tằm 8g, thuyền thoái 4g đem đi sắc nước uống mỗi ngày.

9/ Lưu ý khi sử dụng kinh giới

Không nên sử dụng kinh giới với những trường hợp mụn nhọt đã lở loét và chảy mủ, trẻ em bị bệnh sởi thời kỳ toàn phát và hồi phục.

Trường hợp biểu hư, tự ra mồ hôi nhiều, không có ngoại cảm, phong hàn không nên dùng.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: