Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây khổ sâm cho rễ có thật sự nhiều tác dụng như báo đài tung hô

Cao chè vằng nguyên chất
Cây khổ sâm cho rễ có nguồn gốc từ đâu và thực hư công dụng của loài cây này thế nào mà trước nay nhiều trang báo tung hô mạnh mẽ đến vậy, hay chỉ vì mục đích quảng cáo. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quá về công dụng của cây thuốc này.

Khổ sâm cho rễ còn được đông y gọi là cây dã hòe, cây khổ cốt. Cây thuốc này được báo đài tung hô là có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim, vậy thực hư công dụng của vị thuốc này ra sao ?

Tên khoa học

Sophora flavescens Ait, thuộc họ cánh bướm (1)

Mô tả

Theo các tài liệu khổ sâm nghĩa là sâm đắng và hiện nay có tới ba loại thảo dược có tên gọi khổ sâm đó là (1).

  1. Khổ sâm cho lá
  2. Khổ sâm cho rễ (Cây thuốc mà chúng ta đang tìm hiểu)
  3. Hạt khổ sâm (Cây sầu đâu cứt chuột)

Khổ sâm cho rễ có lá giống lá phan tả diệp, hoa màu vàng nhạt mọc dải khắp chiều dài của nhánh cây. Cây này có cành nhỏ, chiều cao dưới 1 mét, thân khá nhỏ nhưng có rễ khá lớn (Rễ được dùng làm thuốc, nên mới có tên gọi khổ sâm cho rễ).

Khổ sâm cho rễ mọc ở đâu ?

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Nhà xuất bản y học năm 2004 giá sư Đỗ Tất Lợi có viết về loài cây này, tài liệu có viết khổ sâm cho rễ chưa thấy mọc ở Việt Nam mà chỉ mọc ở một số nơi tại Trung Quốc, toàn bộ nguồn dược liệu này đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đúng như tác giả đã đề cập, đến tận ngày nay chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn các loại dược liệu từ Trung Quốc trong đó có cây khổ sâm cho rễ.

Thành phần hóa học: gồm các ancaloit và flavonoid có tên matrin (1).

Tính vị

Cây có vị ngọt đắng, tính mát (1).

Hình ảnh cây khổ sâm cho rễ

Hình ảnh khổ sâm cho rễ

Tác dụng của cây khổ sâm cho rễ

  1. Tác dụng lợi tiểu (1)
  2. Khả năng điều trị rối loạn nhịp tim: Khoa Hóa sinh, Đại học Y quốc gia Yang-Ming, Đài Bắc, Đài Loan đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và phát hiện chiết xuất ethanol của cây khổ sâm cho rễ Sophara flavescens Ait có tác dụng chống loạn nhịp tim (2)
  3. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Nghiên cứu tại 5 Trường đại học hàng đầu Trung Quốc trên chuột thí nghiệm cho sử dụng dịch chiết từ rễ cây khổ sâm cho lá Sophora flavescens Ait, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khả năng điều trị đái tháo đường mạnh mẽ. Nghiên cứu kết luận cây thuốc này có thể được sử dụng như một phương thuốc an toàn để điều trị bệnh tiểu đường (3)
  4. Tác dụng hạ sốt, tẩy giun (Kinh nghiệm dân gian)
  5. Tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột bởi 07 viện nghiên cứu tại Trung Quốc. Các nghiên cứu kết luận hoạt chất flavonoid trong cây thuốc này rõ ràng có hoạt tính chống viêm (4)

Cách dùng khổ sâm cho lá

Theo kinh nghiệm dân gian liều dùng khoảng 10g rễ khô/ngày. Sắc với khoảng 600ml nước, đun cạn còn khoảng 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (1).Rễ khổ sâm

Nói tóm lại

  • Các nghiên cứu trên chứng tỏ khổ sâm cho rễ là một vị thuốc quý hiếm, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là thảo dược có công dụng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim (Theo các nghiên cứu đã chứng minh).
  • Tuy vậy cần lưu ý, loại thảo dược này hiện nay nước ta vẫn chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu mà vẫn phải dựa vào nguồn ngoại nhập từ Trung Quốc là chính. Chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải e ngại.

Lưu ý

Không nhầm lẫn công dụng của cây khổ sâm cho rễ với khổ sâm cho lá (Một loại thảo dược mọc hoang nhiều ở nước ta nhưng chỉ dùng để điều trị bệnh viêm dạ dày, đường ruột).

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: