Theo Y học cổ truyền ghi nhận, cây huyết rồng có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị bệnh. Cây huyết rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, lưu thông máu, giảm đau các vấn đề về xương khớp.
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Hồng đằng, Kê huyết đằng, Đại huyết đằng, Cây dây máu, Đại hoàng đằng
- Tên khoa học: Sagentodoxa cuneata
- Họ: Huyết đằng
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Cây huyết rồng thuộc họ dây leo, thân gỗ, thân có màu nâu. Trong thân có chất nhựa màu đỏ tựa như máu. Lá kép gồm 3 lá chét. Hoa mộc thành cụm, có hình chùy ở ngọn dài khoảng 15 – 20 cm. Hoa cây huyết rồng có màu đỏ, mộc xan xát nhau, dài khoảng 15 mm. Qủa có màu nâu, hình lưỡi liềm, dài 12 cm, trong mỗi quả có 36 hạt.
Phân bố:
Ở nước ta, cây huyết rồng thường gặp trong rừng hoặc dọc theo các sông suối có cát, được mọc và trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Thanh Hóa, Hòa Bình,… và rải rác các tỉnh thành khác. Hiện nay, cây huyết rồng được các thương lái thu mua với số lượng lớn.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Sử dụng thân cây để làm thuốc.
Thu hái: Thu hái quang năm đối với những cây đã trưởng thành.
Chế biến: Những thân cây thu hái về cần được thái thành từng lát nhỏ, đem phơi khô, có thể sao qua để sử dụng được lâu dài.
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để sử dụng được lâu dài, cần được sao qua và đóng gói cận thận, tránh lên móc.
4. Tính vị
Cây huyết rồng có vị đắng, hơi ngọt, tính ẩm, không độc.
5. Quy kinh
Quy vào kinh can, thận.
6. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Chưa được nghiên cứu.
Theo Y học cổ truyền
Trong các bài thuốc dân gian sử dụng cây huyết rồng để điều trị các bệnh:
- Đau khớp dạng thấp
- Đau dây thần kinh hông
- Đau lưng
- Điều trị cơ thể thiếu máu, mệt mỏi chóng mặt
- Chữa các chứng ra mồ hôi tay, chân
- Điều trị kinh nguyệt không đều cho các chị em phụ nữ
7. Bài thuốc
Cây huyết rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh, mỗi bài thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Đem sắc các dược liệu sau và sử dụng mỗi ngày để đem lại hiểu quả, có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ dùng: huyết rồng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi loại 16 gram; ngưu tất, sinh địa mỗi loại 12 gram; nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc áo và huyết dụ mỗi loại 10 gram.
- Bài thuốc chữa đau khớp: Sử dụng huyết rồng, độc hoạt, uy linh tiên mỗi loại 12 gram; ngũ gia bì và tang chi mỗi loại 10 gram đem sắc lấy nước uống và sử dụng hằng ngày.
- Bài thuốc chữa đau lưng: Sử dụng huyết rồng, rễ trinh nữ, tỷ giải, ý dĩ mỗi loại 16 gram; 12 gram cỏ xước; quế chi, rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi loại 8 gram mà 6 gram trần bì đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông: Dùng 20 gram huyết rồng cùng với 12 gram ngưu tất, 12 gram hồng hoa, 12 gram nghệ vàng, 12 gram đào nhân, nhọ nồi 10 gram và 4 gram cam thảo.
- Bài thuốc chữa tê thấp, nhức mỏi gân cốt: Huyết rồng, cây mua núi, rễ gối hạc mỗi loại 12 gram; rễ phòng kỷ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim và dây đau xương mỗi loại 10 gram. Đem phơi khô và ngâm với rượu uống, sử dụng 15 – 25 ml/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc chữa các triệu chứng đau chân, đùi: 30 gram huyết rồng và trạch lan; ngưu tất, mộc qua, xích thược mỗi loại 15 gram; hương truật, đào nhân, trạch tả mỗi loại 9 gram cùng với 6 gram ô dược. Sắc lấy lấy nước uống, để dễ uống có thể chia thành các phần nhỏ.
- Bài thuốc chữa chống mặt, mệt mỏi, cơ thể thiếu máu: Đem sắc lấy nước uống 16 gram huyết rồng, 10 gram nhân sâm cùng với hà thủ ô đỏ, đương quy, thục địa, đan sâm mỗi loại 12 gram.
- Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt: Sử dụng 16 gram huyết rồng, 12 gram ích mẫu, 10 gram ngưu tất, 6 gram nghệ vàng, đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa tiết mồ hôi tay, chân: Sắc lấy nước uống với các nguyên liệu sau: huyết rồng, đường quy mỗi loại 16 gram; bạch truật, hoàng kỳ, ý dĩ nhân, tỷ giải, sa sâm, hoài sơn mỗi loại 12 gram cùng với thương truật, mẫu lệ, sài hồ, ô tạc cốt, lá lốt.
8. Lưu ý
Một số điểm lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng làm dược liệu để điều trị bệnh:
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
- Cần phải báo cáo với bác sĩ khi bạn đang sử dụng các loại thuốc đặc hiệu khác.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Bởi thuốc có thể lây sang con thông qua việc cho bú.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: