Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây húng quế giúp giảm viêm họng, mề đay và dị ứng giúp trị nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Đó là cái khám phá trẻ con đầy ngô nghê mà mình nhớ mãi. Sau này, mình mới biết cây húng quế (Ocimum basilicum) (1) có rất nhiều loại và loại lá xanh thân tím mà mình hay bẻ để ăn mì, ăn bún… chỉ là một loại nhỏ thôi. Loại này được gọi là húng quế, rau quế, rau húng dổi, húng chó, húng lợn… và nhiều tên khác nữa. Khi cây húng quế già, lá nó khô rụi lại và sau một thời gian thì mọc mầm mới. Cây có thể sống một năm hoặc nhiều năm.

Cây húng quế

Còn hạt é, nó lại là hạt của cây é, tức cây húng trắng (có tên khoa học là Ocimum basilicum var. pilosum) (2).

Nhìn chung, hạt của các loại này đều có màu đen, nhỏ và trông giống như hạt mè (rất may là trước đây, mình không nhớ đến hạt thanh long!, đùa đấy!).

Thế đấy, cây húng quế rất quen thuộc với mình và mình nghĩ nó cũng không lạ gì với bạn. Tuy nhiên, có một điều có lẽ nó lạ với chúng ta, đó là cây húng quế có thể làm thuốc.

Công dụng làm thuốc của cây húng quế

Vốn dĩ, khi nhắc đến rau húng quế là phải nhắc đến gỏi trộn, bún chả, hủ tiếu, bún bò Huế, bún nước lèo, phở, mì gói… hay các món ăn có dùng rau gia vị khác. Có rau húng quế, món ăn thơm hơn, dễ tiêu hơn và hương vị cũng đậm đà hơn.

Bún bò Huế

Tuy nhiên, trong thuocnam.mws.vn, cây húng quế còn là vị thuốc với các công dụng như:

  • Giải cảm, làm ra mồ hôi và gây buồn ngủ nhẹ.
  • Giúp giảm đau và làm tan máu ứ.
  • Điều trị chứng hay đầy bụng, khó tiêu.
  • Điều trị máu ứ do vấp ngã hay đòn đánh.
  • Điều trị viêm họng, viêm phế quản (hãm uống như trà).
  • Điều trị mề đay, dị ứng (uống kết hợp với lấy bã thoa lên da).
  • Làm nước súc miệng giúp giảm viêm miệng (lấy nước sắc từ lá để ngậm và súc miệng).

Cách dùng: lấy 20 g lá húng quế tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước, sau đó hòa với nước nóng và uống. Ngoài ra, lá quế còn giúp kháng khuẩn rất tốt nên khi bị mẩn ngứa, viêm da, sâu bọ đốt hay bị rắn cắn, có thể vò cho lá tươm nát rồi chà nhẹ lên da.

Một số công dụng khác

  • Chiết xuất tinh dầu: Toàn cây húng quế được dùng chiết xuất tinh dầu và thường thu hái vào thời điểm cây có hoa (lúc này sẽ cho lượng tinh dầu cao nhất). Ở Ấn Độ, tinh dầu húng quế còn được dùng như chất tạo hương cho bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm răng miệng.
  • Giúp dễ tiêu, thông tiểu và làm ra mồ hôi, hạ sốt: lấy thân nhánh và lá húng quế, sắc lấy nước uống (mỗi ngày uống từ 10 – 25 g).
  • Điều trị ho: Lấy một một ít lá húng quế, một ít lá rau tần dày lá và 1 ít lá xương sông, tất cả cùng giã giập rồi trộn đều với muối, sau đó đem ngậm sẽ giúp thông khí, giảm ho (3).
  • Điều trị lỵ: Lấy hạt húng quế tán với nước cho thành bột nhão mịn và uống, mỗi lần uống từ 5 – 6 g, ngày uống 3 lần.
  • Điều trị lở loét da: Lấy hạt húng quế giã nát (có thể hòa với chút nước cho nhão) rồi đắp lên da.

Lưu ý

  • Trong một vài trường hợp, hạt húng quế cũng được gọi là hạt é.
  • Rau húng quế là loại rau gia vị phổ biến, được dùng hàng ngày và không được chú ý về liều lượng vì không ai ăn rau quế lấy no bao giờ. Tuy nhiên, dùng nhiều rau húng quế quá sẽ làm lượng đường huyết trong máu hạ xuống thấp và làm máu loãng hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người đang bị các bệnh liên quan đến đường huyết. Chưa kể, trong húng quế có chất Eugenol và dùng quá liều chất này sẽ gây hại cho cơ thể.
  • Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều húng quế (5).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: