Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây hàm ếch chữa viêm thận, Gout mới nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Theo y học hiện đại. thành phần hóa học của cây hàm ếch gồm :

Thân cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là metyl-n-nonylxeton.
Lá cây chứa quexitrin, và hyperin C21H20O12 và izoquexitrozit. Đồng thời, loại cây này có tới 50% có tác dụng ức chế vi khuẩn thương hàn và vi khuẩn nhóm Staphylococcus.
Toàn cây chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là metyl-n-nonylxeton. Lá còn chứa quexitrin, và hyperin C21H20O12 và izoquexitrozit.

Cây hàm ếch chữa viêm thận

Theo đông y :

Cây hàm ếch chủ trị tiêu thũng, giải độc, lợi niệu, thanh nhiệt, có thể chủ trị viêm thận phù thũng, ung thư gan, thấp khớp tạng khớp, sởi, viêm hạnh nhân, bạch đới, viêm mạch bạch huyết, rắn cắn, chàm, viêm mủ da, mụn nhọt,… hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm thận, phù thận.

Thành phần : 30g (khô) hoặc 80g (tươi) thân lá cây hàm ếch sắc 1,5 lít còn 0,5 lít sắc 2 nước , uống trong ngày.
Liệu trình : 14 ngày.
Hoặc bạn nên dùng 80g thân lá tươi, đen rửa sạch, để dáo nước, giá nát, ép lấy nước uống tươi. Sẽ giúp lợi tiểu tốt hơn.

Bài thuốc chữa gout.

Thành phần : 65g (khô) hoặc 100g (tươi) cây hàm ếch sắc 1,5 lít còn 0,5 lít sắc 2 nước , uống trong ngày.
Liệu trình : 7 ngày , uống giảm rõ rệt.
Cây hàm ếch làm giảm nhanh triệu chứng gout cấp, giúp người bệnh dễ chịu, vận động thoải mái và giảm bệnh rõ rệt.

Cây hàm ếch chữa bệnh gout

Một số nghiên cứu theo y học hiện đại về cây hàm ếch

Hoạt động kháng khuẩn:

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Chonnam (Hàn Quốc) tiến hành thử nghiệm chiết xuất nước và ethanol được lấy từ thảo dược hàm ếch và xác định được hoạt động kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn B. subtilis và E. coli. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy chiết xuất ethanol cho thấy hoạt động kháng khuẩn mạnh hơn so với chiết xuất nước.

Hoạt động chống viêm:

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Kangwon (Hàn Quốc) đã tiến hành thử nghiệm dịch chiết từ phần trên mặt đất của cây hàm ếch trên chuột, nhằm làm sáng tỏ các hoạt động chống viêm của loại thảo dược dân gian này. Kết quả nhóm đã xác định Saururus chinensis có các hoạt động chống viêm và chống nôn mạnh mẽ.

Hoạt động ức chế gan nhiễm mỡ:

Được xác định từ thí nghiệm trên cơ thể chuột sử dụng chiết xuất thảo dược hàm ếch của nhóm nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu đánh giá thảo dược hàm ếch có hoạt động ức chế gan nhiễm mỡ, bảo vệ tế bào gan.

Tác dụng bảo vệ gan và chống xơ hóa gan:

Nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận tác dụng bảo vệ và hỗ trợ điều trị đối với bệnh xơ gan do CCl 4 gây ra.

Hoạt động ức chế viêm đường hô hấp và hen suyễn:

Nhóm nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Yeungnam, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm trên chuột nhằm đánh giá hoạt động đối với bệnh hen suyễn của chiết xuất từ thân lá thảo dược hàm ếch. Kết quả đã ghi nhận hoạt động giảm viêm và tiết chất nhầy trong mô hình hen phế quản do ovalbumin gây ra, và hoạt động chống hen suyễn.

Mô tả cây hàm ếch, bộ phận sử dụng :

cây hàm ếch chữa phù thận

Mô tả.

Cây hàm ếch còn được gọi là cây tam bạch thảo hay còn có tên khác là Trầu nước, Hàm ếch.
Là cây cỏ sống nhiều năm, cao từ 30-70cm, có thân mọc bò dưới đất. đọt, nhánh mọc thẳng đứng có thể cao tới 50cm.
Cây có lá đơn mọc cách, phiến lá trái xoan, đầu lá tù hoặc có mũi nhọn, đuôi lá hình tim hoặc tù, mép lá nguyên, hệ gân 5 gân gốc, cuống lá có bẹ ôm thân. Thường có vài ba lá trên ngọn nách trên cùng sẽ có màu trắng khi cây ra hoa, vì vậy cây còn có tên gọi là “tam bạch thảo”.

*** Điều dễ nhận biết là 03 lá trên cùng gần hoa có màu trắng. cây lan ý thì chỉ có 1 lá màu trắng.

Phân bố và bộ phận sử dụng.

Cây hàm ếch có tên khoa học Saururus chinensis, tên gọi khác là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Saururaceae. Có thể nhận dạng loại cây trên thông qua những đặc điểm dưới đây:

Cây mọc hoang ven suối, nơi ẩm ướt, hoặc đường trồng gần bản làng. Phân bổ khu vực từ miền bắc đến miền trung.
Toàn bộ cây hàm ếch từ lá, thân, hoa, quả,… đều có thể được sử dụng làm thuốc.

Thu hái – chế biến :

Dược liệu được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào thời điểm ra hoa. Sau khi hái về có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô, dùng dần. nhưng tốt nhất là dùng tươi.

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh từ cây hàm ếch.

Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết.

Chuẩn bị: Lá hàm ếch 30g.
Thực hiện: Rửa thật sạch, cho nguyên liệu vào ấm rồi đổ 1lít nước vào đun sôi 30 dùng uống thay nước lọc.
Liều dùng 01tháng, triệu chứng sẽ giảm hẳn.

Chữa sỏi bàng quang.

Chuẩn bị: Kim tiền thảo, dây tơ hồng xanh, cỏ tháp bút và bòng bong mỗi vị 15g, hàm ếch 20g.
Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó thêm 2 lít nước vào sắc đến khi còn 750ml nước và dùng uống hằng ngày. Liệu trình kéo dài 30 ngày, có thể lặp lại liệu trình cho đến khi sỏi tan hoàn toàn.

Trị chứng vàng da do gan suy giảm chức năng.

Chuẩn bị: Ké hoa vàng 30g, vảy rồng 30g và hàm ếch 30g.
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chữa chứng chảy máu cam do nhiệt.

Chuẩn bị: Rễ đỗ quyên và cây hàm ếch mỗi vị 15g.
Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm 700ml vào sắc cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần uống 125ml, ngày dùng 2 lần trong liên tục 10 ngày. Nếu bệnh chưa dứt, có thể lặp lại liệu trình nếu cần thiết.

Chữa khí hư bạch đới:

Hàm ếch 60g, thịt lợn nạc 70g. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh; hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước. Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.

Chữa bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, gan nhiễm mỡ.

Sử dụng thân lá của cây hàm ếch khô khoảng 40g đem rửa sạch đun nước uống hàng ngày. Người bệnh kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả như ý.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.

Sử dụng thân lá hàm ếch khô 60g – 70g đem kết hợp với cây an xoa sao vàng 40g, bạch hoa xà 50g rửa sạch, sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn cô lấy khoảng 300ml. Chia nước làm nhiều phần và cho bệnh nhân uống trong ngày.

Điều trị phù thũng, tiểu rắt, giúp lợi tiểu.

Để lợi tiểu nhanh các bạn nên dùng thân lá tươi khoảng 80g, đen rửa sạch, để dáo nước, giá nát, ép lấy nước uống tươi. Nếu không có lá tươi có thể dùng thân lá khô 30g, đun với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 400ml nước uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây hàm ếch khi điều trị bệnh.

Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: