Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây giống bụp giấm- Atiso đỏ giúp trị bệnh huyết áp hay

Cao chè vằng nguyên chất

Bụp giấm là loại cây thân thảo hóa gỗ họ Cẩm quỳ. Cây là một loại thảo dược quý hiếm khá ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Cây sống một năm, cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, màu tím nhạt. Lá hình trứng, mép có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô, mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 9 đến tháng 10.

Hình ảnh cây bụp giâm

Tác dụng của hoa bụp giấm với sức khỏe con người

Từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được trồng nhiều ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi. Về mặt hóa học, cả lá, đài hoa Bụp giấm giàu về axit, protein và các chất có tính kháng sinh, nên kinh nghiệm dân gian nhai ngậm đài hoa Bụp giấm để trị viêm họng, ho. Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu.

Hoa bụp giấm rất nhiều công dụng

Theo Đông y, Bụp giấm có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ Bụp giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa (sự già hóa của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan. Nó thường được phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh gan mật, cao huyết áp. Liều dùng 9 – 15 gr đài hoa, sắc hoặc hãm nước uống. Nhiều nước đã dùng Bụp giấm làm nước giải khát, trà giải nhiệt. Lá non dùng làm rau ăn, cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát.

Hướng dẫn trồng cây bụp giấm

1.Chọn đất trồng

Giâm bụt giấm (tức bụp giấm) có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở các vùng đất đồi gò khô cằn, đất nông nghiệp xấu, tận dụng.

– Đất cát pha đến thịt nhẹ.

– Không bị úng ngập, cản gió.

– Trồng xen kẽ làm cây che bóng thời gian đầu cho một số cây khác như: chè, cây ăn quả.

2.Làm đất

– Nếu trồng thuần loại cần tiến hành phát dọn rồi cày, cuốc theo rạch hoặc cuốc hốc làm đất tơi nhỏ để gieo hạt.

Kỹ thuật trồng cây bụp giấm

– Trồng xen: Cày, cuốc theo rạch hoặc cuốc hốc xen giữa các hàng chè, cây ăn quả theo cự ly 1m x 1m hoặc 0,8 x 1,2m.

Trồng xen để tận dụng đất, kết hợp chăm sóc, thu hoạch có hiệu quả cao hơn trồng thuần loại.

Cần làm đất trước mùa gieo hạt (trước tháng 5,6).

3. Gieo hạt

Hạt giâm bụt giấm nhập vào nước ta không thuần chủng, lẫn nhiều giống, có năng suất quả khác nhau và lượng chất màu khác nhau, nên cần chọn loại hạt già, to, chắc có màu sẫm (loại bỏ hạt nhỏ, lép có màu nhạt).

đài hoa bụp giấm

Gieo thẳng mỗi hốc 2-3 hạt (mỗi hạt cách nhau 3-5cm). Khi cây con mọc cao 20cm, tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt (để lại cây có lá xẻ thuỳ nhiều năng suất cao hơn) phủ đất tơi dày 3cm.

Trước khi gieo nếu thời tiết và đất khô có thể ngâm nước để trưng hạt, giúp nảy mầm tốt.

Thời vụ gieo:từ đầu tháng 5 đến tháng 6 (vài tuần trước mùa mưa). Với các tỉnh Nam Trung bộ gieo muộn tốt hơn, vì không có mưa phùn lúc thu hoạch nên có thể gieo 2 vụ/năm.

4. Chăm sóc

Tuỳ theo tình hình cỏ dại, cây xâm lấn mà tiến hành vun xới từ 2-3 lần tới khi thu hoạch, kết hợp chăm sóc với cây trồng xen.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: