Mô tả cây dây gắm
Cây dây gắm là thuộc loại dây leo, sinh sống vươn lên bằng cách leo lên các cây khác có thân gỗ, thân to, dây gắm có chiều dài tới 10-12m, thân mọc nhiều mấu.
Lá mọc đối hình và thuôn dài tới 30cm, có chiều rất rộng 12cm. Hoa đực và hoa cái thì khác gốc, mọc thành từng nón. Hoa (nón) đực mọc thành chùm dài 13-24mm, chiều rộng 12-15mm, rất bóng, phía trên phủ một lớp sáp. Hoa cái mọc thành từng chùm và có rất nhiều vòng, mỗi vòng hoa khoảng 20 bông.
Quả gắm có cuống ngắn, dài khoảng 1 – 5cm, rộng từ 10 – 15mm, dài 10 – 13mm phí trên cũng có thêm một lớp sáp. Khi quả chín thì có màu vàng, hạt rất to.
Cây dây gắm thường ra hoa vào thời điểm màu hạ đến thu khoảng tháng 6-8, có quả tháng vào 10 đến tháng 12.
Nơi sống và thu hái
Cây dây gắm mọc hoang tại nhiều khu vực vùng núi nước ta, nhất là tại khu vực lạnh như thị trấn Sapa ở thị trấn Lào Cai. Các vùng nóng như Hà Giang hay Tuyên Quang.
Đây là loài cây đặc hữu của Đông Dương mọc hoang ở rừng núi và leo lên thân cây rất cao. Rễ và dây của gắm thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi dùng.
Bộ phận dùng của cây gắm
Cây gắm dùng rễ và dây của cây.
Công dụng của cây dây gắm là gì?
Từ xa xưa trong nhân dân thường dùng dây gắm sắc uống làm thuốc để giải các chất độc như bị ngộ độc, ngoài ra cây dây gắm còn được dùng làm thuốc giúp chữa sốt và sốt rét.
Liều dùng của cây gắm
Trung bình mỗi ngày nên dùng 20 đến 30g cây gắm được chế biến dưới dạng thuốc sắc hay ngâm trong rượu.
Tính vị, qui kinh của cây gắm
Cây gắm vị đắng, tính bình, còn có tác dụng khu phong, giúp trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
Một số bài thuốc từ cây dây gắm
Bài thuốc cây gắm giúp trị rắn cắn
Nếu không may bị rắn cắn hãy ngồi yên để chất độc không di chuyển sang các bộ phận khác trong cơ thể, ngay sau đó lập tức tìm hái một nắm lá gắm, dập nát hoặc nhai nhỏ đắp vào vùng vết thương do con rắn cắn. Sau đó đưa người đó đến trạm y tế gần nhất để chữa trị.
Cây gắm giúp trị phong thấp đau nhức xương khớp
Để giải quyết các bệnh này cần chuẩn bị các vị thuốc sau rễ gắm, ngũ gia bì, thạch lựu, hy thiêm, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ khoảng 3 đến 4 lạng, còn tỳ giải 5 lạng và cẩu tích 8 lạng, thêm cây quán chúng, hai vị này mỗi vị khoảng 2 lạng 5 đồng cân.
Tất cả các vị thuốc mang đi sấy khô, sau đó tán chúng thành bột, nặn thành viên, uống dần với rượu hay nước gừng. Còn một cách cũng khá hay đó là ngâm chúng với rượu sẽ ra một bài thuốc điều trị khớp rất hiệu quả.
Cây gắm dùng trị bệnh gout, xương khớp
Dây gắm sau khi hái về đem cô đặc hoặc thành nấu thành cao, nếu nấu cao có thể để lâu được. Đặc biệt, cao gắm thường rất thơm, mùi thơm dịu của thảo dược. Cao gắm luôn được xem là vị thuốc quý cho các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp hay bệnh gout.
Cây gắm dùng để chữa trị phong thấp
Bài thuốc bao gồm: rễ gắm, rễ cỏ xước, thêm rễ tầm xuân, lấy một ít cây dây đau xương cùng rễ cà gai leo khoảng mỗi loại 20g. Tìm thêm vỏ chân chim, cũng lấy 20g. Rửa sạch cho vào ấm đất cùng nửa lít nước, chắt còn 200ml, mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng và buổi tối. Sử dụng liên tục từ 10 ngày đến nửa tháng sẽ đỡ.
Cây gắm giúp chữa lở sơn
Bài thuốc bao gồm: lấy rễ gắm 20g sắc cùng 300ml nước, sắc nhỏ lửa chắc lại còn một nửa, mỗi ngày uống 2 lần.
Cách nấu cao cây gắm
Đầu tiền chọn dây gắm về rửa sạch, nấu nhừ suốt 3 ngày 3 đêm không ngừng nghỉ. Tiếp theo tinh lọc và cô đặc bạn sẽ thu được cao gắm. Cao cây gắm thường được người Tày họ sử dụng để pha với nước thay trà hàng. Cao gắm cũng để chữa bệnh xương khớp.
Cách ngâm rượu cây gắm
Dùng khoảng 1 cân dây gắm với 3 lít rượu, ngâm với nhau trong khoảng 1 tháng. Rượu được xem là loại thuốc chữa xương khớp cực tốt.
Ngoài một số công dụng trên, cây gắm còn có tác dụng trong một số bài thuốc khác như điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, giảm hay hạ axit uric máu, hết đau, giảm sưng với các nhóm bệnh như gút mạn tính, gút cấp. Chữa bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh, giải trừ các chất độc…
Cây dây gắm gắm luôn là thảo dược quý được rất nhiều yêu quý và muốn tìm hiểu để dùng. Do vậy hiện nay rất nhiều khu vực thu hoạch và trồng gắm rất nhiều, nên nguồn nguyên liệu gắm cũng đa dạng và đảm bảo hơn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: