Cây dây đau xương là cây gì?
Tên khoa học: Tinospora sinensis, họ Biển bức cát.
Tên gọi khác: Dây đau xương, câu khoan cân đằng.
Cách nhận biết cây dây đau xương
Cây dây đau xương là cây leo, có chiều dài khoảng 7-8m. Cành rủ xuống, vỏ không sần sùi, có lông. Lá cây dây đau xương có lông, ở mặt trên có màu xanh đậm còn mặt dưới màu trắng nhạt. Phiến lá hình tim. Hoa có lông măng màu trắng nhạt, mọc theo từng chùm hoặc đơn độc trong kẽ lá. Chùm hoa dài khoảng 10cm. Quả chín có màu đỏ, có dịch nhầy. Cây dây đau xương sinh trưởng và phát triển rất nhanh, quả ra vào tháng 3-4.
Phân bố cây dây đau xương
Cây dây đau xương mọc hoang ở các vùng núi Tây Bắc Việt Nam, ngoài ra còn có ở các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ.
Cách thu hái và chế biến
Người ta thu hái phần lá, thân non của cây thuốc nam dây đau xương. Cắt thành những đoạn dài từ 20-30cm. Sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc. Riêng lá cây đau xương thường được dùng tươi.
Thành phần hóa học
Trong cây dây đau xương có chứa nhiều hoạt chất alkaloid – đây chính là chất có công dụng giảm đau, chống viêm, được ứng dụng trong chữa đau nhức xương khớp cực tốt. Ngoài ra còn chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B giúp chống viêm mạnh mẽ từ đó giảm nhanh các triệu chứng sưng, đỏ, nóng, đau. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp ức chế hệ thần kinh Trung ương giảm đau nhanh chóng, giúp an thần và lợi tiểu.
Tác dụng cây dây đau xương
Theo lý luận của Y học cổ truyền, công dụng mạnh nhất của cây thuốc nam Dây Đau Xương chính là khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc, dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, lợi gân cốt.
Dưới góc nhìn của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là vị thuốc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp cực tốt.
Thành phần hóa học chủ yếu của Dây Đâu Xương là Alkaloid – một Acid Amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, có tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa.
Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm thấy trong cành Dây Đau Xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B có tác dụng giảm viêm mạnh, bởi vậy, tình trạng khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau nhanh chóng được đẩy lùi. Không chỉ vậy, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh Trung ương, giúp giảm đau, hiệp đồng với thuốc an thần, lợi tiểu.
Dây đau xương chữa bệnh gì?
Cách sử dụng cây dây đau xương chữa trị đau thần kinh tọa
15g các vị sau: dây đau xương, cành lá kim ngân, kê huyết đằng, ngũ vị tử. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 3-6 tháng để có tác dụng tốt nhất.
Chữa trị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, thấp khớp
20 – 30g các loại thảo dược: dây đau xương, rễ gấc, bưởi bung, cỏ xước, đơn gối hạc. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 3 tháng đến khi giảm hẳn đau khớp.
Hoặc bài thuốc: 12g khoan cân đằng, 20 củ mài, 20g cẩu tích, 16g đỗ trọng, 16g bổ cốt toái, 16g tỳ giải, 12g rễ cỏ xước, 12g củ mài, 12g thỏ ty tử. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc nước uống hoặc ngâm rượu.
Bài thuốc dây đau xương trị chấn thương do lực bên ngoài tác động
Sử dụng lá dây đau xương mang đi rửa sạch, sau đó giã nát với một ít rượu vắt lấy nước cốt để uống. Còn phần bã còn lại có thể đi đem chưng nóng rồi đắp vào các vùng sưng đau, có tác dụng giúp giảm đau nhanh chóng.
Dây đau xương chữa rắn cắn giúp vết thương mau lành
20g lá dây đau xương, 30g lá thài lài, 20g lá tía tô, 50g rau sam. Những vị thuốc trên đem đi giã nát, vắt lấy nước uống còn phần bã đắp trực tiếp lên vùng rắn cắn.
Sử dụng làm thuốc thấp khớp
Dây đau xương, củ kim cang với tỷ lệ bằng nhau đem đi nấu thành cao. Mỗi ngày uống 6g cao sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị thấp khớp hiệu quả.
Ngoài ra có thể dùng cao bào chế từ các vị thuốc sau: dây đau xương, độc lực, thổ phục linh, hoàng lực, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, huyết giác, kê huyết đằng, hoàng nàn chế, ngưu tất.
Bài thuốc điều trị đau lưng, mỏi gối vì thận hư thận yếu
Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, củ mài 12g, thỏ ty tử 12g, bổ cốt toái 16g, đỗ trọng 16g, rễ cỏ xước 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống đều được.
Dây đau xương chữa trị đau nhức xương khớp, đặc biệt viêm khớp vùng thắt lưng và cổ
Cách 1: ngâm rượu dây đau xương: Thái nhỏ dây đau xương, đem đi sao vàng rồi ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Mỗi ngày sẽ uống làm 3 lần, mỗi lần uống 1 cốc nhỏ. Nếu người nào không uống được rượu có thể đem sắc uống. Kiên trì khoảng 15-20 ngày sẽ thấy tác dụng.
Cách 2: lá cây đau xương giã nhỏ trộn với rượu rồi sau đó đắp lên vị trí bị sưng đau. Đắp 1 – 2 lần/ngày, đắp khoảng 20-30 phút.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: