1. Đặc điểm của cây đau xương
Tên khoa học là Tinospora sinensis, thuộc họ tiết dê.
Là dây leo bằng thân, thường leo lên các cây khác hoặc mọc bò dới đất.
Lá có hình trái tim mọc so le với nhau, và có nhiều lông.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá, quả hình bầu dục và có màu đỏ khi chín. Cây ra hoa vào tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
Cây thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới và phân bố nhiều ở vùng Tây Bắc nước ta.
Người ta thường dùng thân và rễ cắt nhỏ rồi phơi khô. Cây này rất giữ nước, nếu cắt dài quá thì rất là lâu khô, giống như thân cây xương rồng.
2. Thành phần hoá học và tính vị của cây đau xương
Về thành phần: trong cây có chứa nhiều hoạt chất alcaloid.
Chất này có tác dụng dược lý đặc thù, đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa cột sống.
Về tính vị: Cây có vị đắng, tính mát có tác dụng cường gân cốt, trừ phong thấp.
3. Công dụng của cây đau xương
– Dây và lá của cây đau xương thường được sử dụng làm một vị thuốc hỗ trợ chữa tê bại, đau nhức xương khớp, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên.
– Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và hỗ trợ trị rắn cắn.
cây đau xương
4. Cách dùng, liều lượng:
– Mỗi ngày dùng 30g đến 50 g đun sôi trong nước uống.
Hoặc cũng có thể ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt cốt khí và Đậu đen xanh lòng. Cũng có thể ngâm rượu với tỷ lệ 1/5, uống ngày 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ.
– Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc:
Bài 1: Đau dây thần kinh hông:
Dùng cây đau xương, Lấu bò, Kê huyết đằng, Ngũ vị, Kim ngân, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nước uống.
Bài 2: Phong thấp đau lưng, mỏi gối:
Dùng dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước, gấc (rễ), mỗi vị 20-30g sắc uống.
Bài 3: Đòn ngã tổn thương, phong thấp sưng đầu gối:
Dùng lá cây đau xương giã nát chế rượu (hoặc giấm hay nước tiểu trẻ em) vào, vắt lấy nước cốt uống, bã thì chưng nóng bóp và đắp vào chỗ đau.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: