Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây đậu tương dại giúp cầm máu, điều trị phù nề, thấp khớp hay hiệu quả tuyệt vời

Cao chè vằng nguyên chất

Cây đậu tương dại có đặc điểm gì?

Cây đậu tương dại có tên khoa học là Cajanus scarabaeoides (1).

Đây là loại đậu có thân đặc biệt ở chỗ khi thì leo, khi thì trườn và các nhánh cây đều có lông nhung màu vàng hoe. Lá của cây tương đối nhỏ, gồm 3 lá chét (có lông ở cả hai mặt) và có lá kèm khá nhỏ. Hoa của cây có màu vàng xanh, thường mọc thành cụm từ 1 – 3 hoa.

Đậu tương dại

Quả đậu tương dại thuôn dài, dẹt và đầy lông lởm chởm, chứa 5 – 6 hạt màu vàng đậm hoặc màu đen (1).

Quả đậu tương dại

Công dụng làm thuốc của cây đậu tương dại

Cả cây đậu tương dại đều có thể dùng làm thuốc nhưng lá là phổ biến hơn cả. Theo các nhà khoa học, đậu tương dại có vị ngọt cay và có các công dụng như:

  • Trừ sốt nóng, giải cảm lạnh.
  • Dùng cho trường hợp nóng sốt đột qụy.
  • Giúp lợi tiểu.
  • Giúp cầm máu.
  • Điều trị đau thắt lưng.
  • Điều trị phù nề, thấp khớp.

Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 10 – 15 g mỗi ngày.

Dùng ngoài da: Lá đậu tương dại vừa có tác dụng cầm máu, vừa giúp lành sẹo, vì vậy, nó thường được dân gian dùng ngoài da để làm lành các vết thương chảy máu (bằng cách giã nát lá tươi rồi đắp lên hoặc phơi khô rồi tán bột, rắc lên) (1).

Các bài thuốc kết hợp

Với trường hợp cảm cúm và sốt nóng đột qụy, dân gian còn có các bài thuốc kết hợp sau:

1. Điều trị cảm lạnh (cúm)

  • Chuẩn bị: 15 g toàn cây đậu tương dại (dùng tươi), 3 g củ gừng (thái lát) và 15 g rễ cây ké đầu ngựa.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (1).

Cây đậu tương dại

2. Điều trị sốt nóng đột qụy

  • Chuẩn bị: 15 g toàn cây đậu tương dại, 15 g cỏ mần trầu và 15 g cỏ lá tre (tức đạm trúc diệp).
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày (1).

Các nghiên cứu về cây đậu tương dại

Nhìn chung, các nghiên cứu về tác dụng y học của cây đậu tương dại còn khá ít so với các cây thuốc khác. Trong đó, có kể kể đến là:

  • Tác dụng chống giun: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ phần gốc của cây đậu tương dại có chứa nhiều hoạt chất giúp chống lại giun chỉ Setaria cervi (và không gây độc đối với động vật có vú) (2).
  • Hoạt tính hạ đường huyết: Theo tạp chí Bangladesh Journal of Pharmacology III, chiết xuất methanolic từ cây đậu tương dại có thể làm giảm đáng kể đường huyết (3).

Thông tin thêm

Ở Trung Quốc, cây đậu tương dại được gọi là man thảo trùng đậu (蔓草虫豆) và được dùng với nhiều công dụng tương tự như ở nước ta (4).

Phân biệt: Ngoài cây đậu tương dại thì ở nước ta còn có cây đậu tương leo (có tên khoa học là Glycine soja). Có thể nhận dạng cây đậu tương leo qua các đặc điểm sau:

  • Nhánh phủ lông dày màu vàng.
  • Lá gồm có 3 lá chét, lá chét ở giữa có lông mềm, màu trắng phủ đầy hai mặt, hai lá chét hai bên phủ lông mềm màu vàng.
  • Hoa mọc thành chùm, tràng hoa màu đỏ tím và cuốn hoa phủ đầy lông vàng.
  • Quả phủ đầy lông mềm màu vàng.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: