Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây dành dành, loài hoa đẹp có công dụng của một vị thuốc quý

Cao chè vằng nguyên chất
Cây dành dành loài hoa đẹp mang trong mình công dụng của một vị thuốc quý hiếm. Theo các nghiên cứu khoa học mới đây các bộ phận của cây dành dành đều là thuốc có công dụng điều trị tiểu đường, ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Thỉnh thoảng, khi thấy tôi vò lá sâm để làm thạch sương sâm uống, cha tôi lại hồi tưởng, nhớ tiếc: “Hồi trước nhà bà nội mày có trồng cây dành dành bự lắm, lá nó vò ăn cũng ngon như lá sâm này nè. Bông nó thơm dữ lắm. Mà hồi đó nó còn mọc nhiều chứ bây giờ kiếm không gặp nữa.” Thật vậy, cây dành dành trước đây được trồng và cũng mọc hoang rất nhiều. Vì vậy, người ta không chú ý nhiều đến nó.

Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ thiến thảo

Dành dành qua ca dao

Nói về tâm trạng thẹn thùng, say đắm của đôi lứa với những nhầm lẫn đáng yêu, ca dao Việt Nam có câu:

“Rủ nhau đi hái mẫu đơn
Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành.
Rủ nhau đi hái dành dành
Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn.”
Đôi lứa mới yêu đầy bỡ ngỡ, vụng về, tưởng cái này lại hóa cái kia, quên trước quên sau trong buổi đầu hò hẹn: quyết định hái hoa mẫu đơn quyền quý nhưng rồi bỗng dưng lại hái hoa dành dành bình thường và ngược lại.
Thế nhưng, dù bị xem là giản dị, chân quê; hoa dành dành qua ca dao đã trở thành chứng nhân cho tình yêu đôi lứa buổi ban đầu. Không biết ngày xưa, cha tôi có từng hái hoa dành dành vừa trắng vừa thơm để cài lên tóc người yêu không nhỉ?

Dành dành, món quà của hiện tại và quá khứ

Sau này, tôi tìm mua được cho cha tôi một chậu dành dành. Ông nâng niu rồi lại lần nữa khen hoa nó đẹp, lá nó thuôn dài, nhẵn bóng, vò ăn được và trái của nó na ná trái cứt quạ (nhưng có màu vàng cam, bóng và đẹp hơn rất nhiều). Ông đặt chậu hoa bên thềm nhà, thỉnh thoảng kéo chiếc võng lại gần để nằm ngơi nghỉ. Ban trưa và về đêm, những bông hoa trắng, cánh mềm tỏa hương thơm đầm, dễ chịu!

hình ảnh Hoa dành dành

Hoa dành dành

Quả cây dành dành

Quả dành dành

Công dụng của dành dành

Bên cạnh việc vò lá dành dành (không quá già cũng không quá non) để uống giải nhiệt như lá sương sâm, dành dành còn được dân gian dùng lá để làm lành các vết thương ngoài da (rửa sạch, giã nát cho lá ra nhựa rồi đắp lên). Không những thế, từ lâu, y học cổ truyền cũng ghi nhận dành dành với nhiều công dụng quý, nhất là quả dành dành hay nhiều người vẫn gọi là hạt dành dành.
Theo đó, quả dành dành có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, điều trị các chứng như: sốt, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, nhức đầu (do bốc hỏa), viêm thận, mụn nhọt, lở ngứa, viêm tuyến vú… Bên cạnh đó, vỏ rễ cây dành dành cũng được dùng để điều trị thổ huyết, chảy máu mũi (1).

Dược tính cuả dành dành qua các kết quả nghiên cứu

– Hoạt động chống o xy hóa: kết quả các xét nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá dành dành có tiềm năng chống o xy hóa rất đáng kể khi tham chiếu nó với vitamin C. (2). Bên cạnh đó, chiết xuất từ quả dành dành cũng có khả năng chống o xy hóa, trong đó, chiết xuất  quả trong nước cao hơn chiết xuất ethanol (3).
 Tiềm năng chống viêm da dị ứng: kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ cây dành dành có thể ngăn chặn sự giải phóng histamine, từ đó cho thấy tiềm năng trong điều trị viêm da dị ứng (4).
– Hoạt động chống ung thư: bằng thí nghiệm xét nghiệm màng chorioallantoic (CAM), các nhà nghiên cứu đã phát hiện chiết xuất ethanol của trái dành dành có khả năng chống ung thư (5).
– Cải thiện chức năng gan: nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất glycoprotein 27 kDa từ cây dành dành có khả năng bảo vệ gan và hạ đường huyết (6)
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ: một thử nghiệm lâm sàng trên 21 người qua hai giai đoạn can thiệp, mỗi giai đoạn 2 tuần và cách nhau 2 tuần đã cho thấy Crocetin từ cây dành dành có thể góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ (7).
– Tác dụng hạ đường huyết: Crocetin từ cây dành dành qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy khả năng hạ đường huyết và chống huyết khối não trong đột quỵ (qua thí nghiệm trên chuột) (8)

Lưu ý

Không nên lạm dụng các bài thuốc từ dành dành. Ngoài ra, một số đối tượng không nên sử dụng dành dành, bao gồm:
  • Những người cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn.
  • Những người thường bị lạnh bụng, ăn chậm tiêu hoặc đang bị tiêu chảy.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: