Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây Dạ Cẩm – Vị Thuốc Chữa Đau Dạ Dày hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả cây dạ cẩm:

Cây thuốc dạ cẩm là dạng cây thảo, leo bằng thân quấn, có cành vuông phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá cây dạ cẩm hình trái xoan, chóp nhọn, đay tròn và có gân phụ. Hoa mọc theo từng cụm, mọc ở ngọn và nách lá. Mỗi cụm ang 6-12 bông hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, có chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả rơi vào tháng 5-7.

Hình ảnh cây dạ cẩm

Hình ảnh cây dạ cẩm và dược liệu sau khi được phơi khô
Cận cảnh hoa dạ cẩm

Cây dạ cẩm có mấy loại?

Trên thực tế hiện nay có tới 4 loại cây Dạ Cẩm: Cây Dạ Cẩm thân tím và cây Dạ Cẩm thân xanh (có khi gọi là thân trắng). Trong đó mỗi loại lại chia làm 2 giống: nhiều lông và ít lông. Loại dạ cẩm thân tím có đốt cách thưa nhau, còn loại thân xanh hay trắng có đốt mọc sít nhau hơn.

Cây dạ cẩm mọc ở đâu

Cây dạ cẩm mọc hoang ở các vùng núi nước ta như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây.

Cây dạ cẩm có thể thu hái quanh năm, sử dụng phần lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây, bỏ phần rễ (bởi rễ dạ cẩm ít tác dụng). Khi hái về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

Thành phần hóa học của cây dạ cẩm

Trong cây dạ cẩm có tanin, saponin, ancaloit có công dụng giảm đau, liền sẹo nhanh, trung hòa dịch vị trong dạ dày. Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.

Cây dạ cẩm chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, cây dạ cẩm vị ngọt đắng, tính bình, sử dụng để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống, lợi niệu.

– Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày đau, loét bởi cây có tác dụng chống loét và làm lành vết loét rất tốt.

– Qua nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, cây dạ cẩm có công dụng giảm đau, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ chua, vết loét se lại.

– Dạ cẩm được dùng để điều trị viêm loét miệng rất tốt, chính vì vậy cây dạ cẩm còn được gọi là cây loét miệng.

– Người dân còn nấu lá cây để cho ra màu tím rất đẹp. Dùng nước này uống hoặc ngậm để điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng rất tốt.

Công dụng của cây dạ cẩm

Một số bài thuốc từ cây dạ cẩm mà bạn không thể bỏ qua

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ dạ cẩm:

– Dạng thuốc sắc: 10 – 25g là và ngọn khô, thêm ít nước vào sắc, sau đó cho thêm đường, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống nước này vào trước khi ăn hay vào lúc đau.

– Cao dạ cẩm: 7kg Lá dạ cẩm khô, mật ong 1kg, đường kính 2kg. Nấu lá dạ cẩm cùng với nước thành cao, sau đó cho thêm 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng thêm 1kg mật ong, đóng thành chai. Ngày uống làm 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

– Cốm dạ cẩm: 7kg Bột dạ cẩm, đường kính 2kg, cam thảo 1kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp), sau đó thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày sẽ uống hỗn hợp này 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, dùng 10 đến 15g/lần, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.

Hoặc 20g Dạ cẩm, nghệ vàng (tán bột mịn) 12g, lô hội 20g, cam thảo 6g. Sắc các dược liệu trên rồi uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Có thể bổ sung thêm 10g mai mực tán bột  uống cùng nước thuốc trên nếu gặp hiện tượng ợ chua nhiều. Điều trị 20 – 30 ngày là một liệu trình.

Dạ cẩm chữa sưng khớp

20g Dạ cẩm, náng hoa trắng 30g giã nhỏ, mua núi cây tươi 30g. Tất cả mang đi hơ nóng dùng đắp bó nơi khớp sai đau.

Chữa lở loét miệng lưỡi do nóng

300g Cây dạ cẩm, nấu thành si rô, sau đó trộn thêm với mật ong bôi ngày 2 lần vào chỗ miệng lở: sáng sớm và trước khi đi ngủ đã đánh răng sạch. Dùng liền 5 ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây dạ cẩm

Phụ nữ có thai không nên sử dụng cây dạ cẩm, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: