Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây cơm cháy (thuốc mọi) giúp điều trị viêm khớp, táo bón, lợi tiểu hay hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Tên khoa học

Sambucus javanica Reinw, thuộc họ ngũ phúc hoa (1) (2).

Mô tả

Cơm cháy là dạng cây thân gỗ lớn, có thể cao từ 1 mét đến 8 mét, lá nhọn mọc đối và mép lá có răng cưa, hoa thành từng chùm màu trắng. Các bạn có thểm xem hình ảnh để thấy rõ hơn mô tả.

Phân bố

Là loại cây thảo dược mọc hoang, hiện nay cơm cháy mọc hoang ở hầu hết các cánh rừng già nước ta, nhưng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc.

Bộ phận dùng làm thuốc

Theo thuocnam.mws.vn, hầu hết các bộ phận của cây từ lá, hoa, quả và vỏ thân cây đều được dùng làm thuốc.

Hình ảnh hoa cơm cháy

Công dụng của cây cơm cháy

Theo kinh nghiệm dân gian (1) cây cơm cháy có một số tác dụng khá hay như:

  • Vỏ cây giúp nhuận tràng
  • Hoa cơm cháy giúp lợi tiểu (thông tiểu tiện), làm đổ mồ hôi
  • Quả cơm cháy điều trị bệnh thấp khớp

Theo các nghiên cứu y học hiện đại cây cơm cháy có các tác dụng như:

  • Chống oxy hóa, tăng miễn dịch (3)
  • Chống viêm, giúp lành vết thương (4)

Một số thông tin cho rằng cây cơm cháy còn có các tác dụng khác như: Điều trị ung thư, bệnh tim mạch, HIV, giảm cân, giảm đau đầu… Theo webmd.com những công dụng này chưa có bằng chứng cụ thể (5).

Cách dùng cây cơm cháy làm thuốc

Dưới đây là những kinh nghiệm dùng cây cơm cháy làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian (1).

Nhuận tràng, điều trị táo bón: Vỏ cây 15g~20g hoặc hoa quả 15 sắc sắc nước uống trong ngày. Lưu ý không nên dùng quá liều vì có thể gây tình trạng đi cầu quá nhiều, ôn ói.

Thông tiểu tiện, lượi tiểu và giúp đổ mồ hôi: Dùng 10g hoa sắc với khoảng 500ml nước, đun lấy khoảng 250ml nước để uống trong ngày.

Điều trị thấp khớp: Dùng quả (hoặc rễ) cơm cháy ngâm rượu, tỷ lệ 1kg quả tươi ngâm với khoảng 4 lít ~ 5 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được.

Điều trị gãy xương, bong gân: Dùng lá, quả cơm cháy tươi giã nát, đắp vào nơi bị tổn thương sau đó cố định bằng bông băng, nếu bị gãy xương cần cố định bằng nẹp (6).

Dùng cho phụ nữ sau sinh: Ngoài ra lá cơm cháy còn được dân gian đun lấy nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh nở, giúp chị em sát khuẩn và làm sạch cơ thể sau khi sinh.

Hình ảnh quả cơm cháy

Hình ảnh quả cơm cháy

Lưu ý: Một số tác dụng phụ khi gặp phải

Lưu ý dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian và thông tin đăng tải trên trang webmd.com (1), (5)

  • Sử dụng quá liều vỏ thân, hoa quả có thể gây tình trạng đại tiện quá nhiều, gây mệt mỏi, nôn ói. Vì vậy không nên dùng quá liều lượng 15g/ngày.
  • Không nên dùng cây cơm cháy cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì không có thông tin về độ an toàn cho hai đối tượng này.
  • Không dùng cho các bệnh tự miễn như: bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… Vì cơm cháy có tác dụng tăng miễn dịch, có thể gây nên tình trạng tăng tự miễn dịch khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Ăn quả tươi có thể gây nôn ói, vì vậy chỉ nên sử dụng vị thuốc này khi đã được nấu chín.
  • Không dùng cơm cháy khi người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm miễn dịch.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: