Cây bồn bồn là gì?
- Tên gọi khác: Cây cỏ nến, cây bông liễng, thủy hương hồ, hương bồ, bồ hoàng thái, hương bồ thảo…
- cây bồn bồn tiếng anh là gì: Typha orientalis G.A., Typha augustifolia L hay Typha angustata Bory et Chaub.
- Họ: Cỏ nến ( Typhaceae. )
Đặc điểm nhận diện cây thuốc nam bồn bồn
Cây bồn bồn là cây thân cổ có hình dáng khá mảnh mai, tuy nhiên ở cây trưởng thành có thể cao tối đa 3 mét.
Lá bồn bồn dài, mỏng nhọn ở phần đầu, chĩa thẳng lên trời. Có 2 mặt lá màu xanh khá giống với lá lúa. Hoa bồn bồn mọc đơn tính từ gốc, hoa cái màu nâu nằm trên cùng 1 cán dài, hoa đực nằm trên, hoa cái nằm dưới có màu nhạt hơn. Hoa của bồn bồn rất lâu tàn. Quả có hình thoi, kích thước khá nhỏ, khi chín sẽ nở theo chiều dọc.
Cây bồn bồn sống ở đâu?
Ở Việt Nam, cây xuất hiện chủ yếu ở vùng Nam Bộ như: Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, hay Đồng Tháp, đặc biệt ở những vùng đất ngập nước, ven ao hồ, đầm rìa. Cây bồn bồn thích nghi được với vùng nước lợ, lợ ít phèn và nước ngọt.
Còn ở miền Bắc, cây mọc hoang ở các vùng đầm lầy: Sapa, Gia Lâm nhưng khá hiếm.
Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến do không phải tốn công chăm sóc mà lại mang giá trị kinh tế cao. Mỗi lần trồng có thể thu hoạch trong nhiều năm liền.
Cách thu hái cây bồn bồn
Sau khi nhổ từ ao đầm về, người ta sẽ chặt bỏ phần lá, giữ lại đoạn thân từ gốc lên khoảng 30 cm, sau đó tách lấy lõi non ở bên trong. Cuối cùng mang ngâm nước vo gạo và ít muối trong 1 tuần là có thể ăn được.
Công dụng của cây bồn bồn trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, bồ hoàng tính bình, vị ngọt, có tác động tới Can, Tâm bào và Tỳ giúp hóa ứ, chỉ huyết, lợi tiểu, giảm huyết áp, giảm nhịp tim, cải thiện lưu thông máu ở động mạch vành tim, cầm máu…
Ngoài ra, mầm rễ non của cây bồn bồn có tác dụng điều trị đái tháo đường, lở miệng, tiểu đắt, ra nhiều khí hư ở phụ nữ…
Cây bồn bồn trị bệnh gì? Một số bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng
Bài thuốc kích thích lưu thông máu, kháng viêm
Dùng 4 – 8g phấn hoa bồn bồn, mang đi sắc uống hoặc uống thuốc bột với nước đun sôi để nguội. Áp dụng liên tục sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Trẻ nhỏ bị sưng lưỡi, không nói được
Lấy bồ hoàng (phấn hoa bồn bồn) bôi vào chỗ tổn thương trên lưỡi trẻ vài lần trong ngày.
Điều trị bệnh phế nhiệt, ho khạc ra máu cho trẻ em
Dùng 4g mỗi vị: bồ hoàng và huyết dư. Lấy nước ép củ sinh địa chiêu thuốc cho bé uống.
Chữa khạc nhổ ra máu
Hắc bồ hoàng, lá sen (sao) với liều lượng bằng nhau. Cả hai tán bột mịn, sau đó uống mỗi lần từ 8 – 12g.
Chữa tai bị chảy máu ở trẻ nhỏ
Dùng bồ hoàng sao đen, tán nhỏ thành bột mịn, rồi rắc vào lỗ tai trẻ nhỏ trị rất hiệu quả.
Điều trị chảy máu cam
4g mỗi vị: Hắc bồ hoàng và thanh đại. Sắc nước hoặc tán nhỏ uống hết 1 lần.
Hoặc dùng bồ hoàng 3 phần, 1 phần hoa thạch lựu. Trộn đều, tán thành bột mịn nhỏ. Mỗi ngày sẽ cho trẻ uống 2 lần vào sáng sớm và tối; mỗi lần 4g hòa vào nước đun sôi để nguội.
Điều trị bệnh xuất huyết tử cung
Sử dụng 15g mỗi vị: bồ hoàng và liên phòng. Cả hai đem sao cháy đen thành than, rồi sắc với 300ml nước uống hết trong ngày.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Bồ hoàng (sao), lá lốt (sao với muối). Mang 2 nguyên liệu đi tán nhỏ, trộn với mật làm thành viên cỡ hạt đậu. Mỗi ngày uống 30 viên sẽ giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
Chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu và nước vàng
Phấn hoa cây bồn bồn tán bột. Sau đó lấy 8g pha với nước đun sôi để nguội để uống chữa đi ngoài ra máu.
Bà bầu bị động thai
Dùng 4g Hắc bồ hoàng tán bột, pha với nước giếng uống.
Chữa xuất huyết đường ruột
Bồ hoàng tán bột. Mỗi ngày lấy 1 thìa canh sắc chia 3 lần uống.
Chữa đau nhức khớp
Lấy 8g bồ hoàng và 1g chế phụ tử. Cả hai nghiền bột mịn. Mỗi ngày uống 1 chỉ với nước.
Lưu ý người bệnh cần nhớ khi dùng cây bồn bồn
- Cây bồn bồn rất nhanh chín do vậy trong quá trình chế biến món ăn không nên đun nấu quá lâu sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng và mất đi vị giòn tự nhiên của nó.
- Đối với người thể âm hư, không bị ứ huyết thì không nên dùng bồ hoàng dược liệu.
- Người dị ứng với các thành phần của cây bồn bồn cũng tránh sử dụng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: