Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây bòi ngòi loại cỏ dại có tác dụng giúp điều trị bệnh viêm dạ dày

Cao chè vằng nguyên chất

Cây bòi ngòi mọc ở đâu ?

Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây có ở khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở miền Bắc.  Khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa đông, để ý bạn sẽ thấy cây này mọc rất nhiều ở những bờ ruộng, những chân ruộng cao ráo không bị ngập nước.

Ở nông thôn, người dân coi như một loại cỏ dại gây hại cho mùa màng, mùa đông khi thiếu các loại rau bèo thì người dân thường cắt cây về làm thức ăn cho giá súc (Lợn, trâu bò).

Đặc điểm

Cây mọc sát đất, thường chỉ cao khoảng 15cm bởi vì là dạng cây thảo dẻo mềm, lá nhọn hình mũi mác, mọc đối, chùm hoa nhỏ không cuống mọc ở các nách lá. Bạn xem hình để thấy rõ hơn mô tả về loài cây này.

Tính vị

Cây có vị hơi đắng nhẹ khi còn tươi, phơi khô thì không thấy đắng, tính mát.

Hình ảnh cây bòi ngòi

Hoa Cây bòi ngòi tươi

Công dụng của cây bòi ngòi

Theo kinh nghiệm dân gian toàn bộ cây bòi ngòi đều có thể dùng làm thuốc để điều trị các chứng bệnh về hệ tiêu hóa, giúp tiêu viêm nhiễm, giải độc; điển hình là điều trị các chứng bệnh sau:

  • Kiết lỵ
  • Tiêu chảy
  • Viêm, đau dạ dày
  • Viêm họng
  • Mẩn ngứa ngoài da
  • Viêm tuyến vú gây sưng đau
  • Rắn cắn

Liều dùng: 25g – 30g cây khô/ngày hoặc 80g – 100g cây tươi/ngày.

Cách dùng cụ thể

1. Viêm dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm họng

  • Chuẩn bị: Bòi ngòi khô 30g, nước sôi 500ml
  • Thực hiện: Cây khô đem rửa sạc, tráng một lần qua nước sôi, rồi hãm với khoảng 400ml nước sôi khoảng 30 phút cho ngâm. Chắt nước thuốc, chia đều uống thay nước trong ngày.

2. Viêm tuyến vú

  • Chuẩn bị: Bòi ngòi tươi 80g, chút muối trắng
  • Thực hiện: cây tươi đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút, lấy ra đem giã nát, dùng vải mỏng vắt lấy nước, thêm chút muối hòa đều để uống. Phần bã cây dùng đắp vào vùng ngực, ngày làm khoảng 2 lần.

3. Mẩn ngứa ngoài da

  • Chuẩn bị: Bòi ngòi khô 60g (hoặc tươi 200g)
  • Thực hiện: Đun lấy nước ngâm, tắm. Thực hiện ngày 01 lần.

3. Điều trị rắn cắn

  • Chuẩn bị: Bòi ngòi tươi 50g, đậu xanh 50g
  • Thực hiện: Hai vị đều ngau, đun lấy nước uống, ngoài ra dùng thêm cây tươi giã nát đắp vào chỗ rắn cắn.

Lưu ý khí sử dụng

  • Không dùng cho phụ nữ mang thai
  • Thăm khám, xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Tránh nhầm lẫn

  • Tránh nhầm lẫn với cây dạ cẩm hay một số cây dại khác có hình dáng tương tự (Chỉ khác vị bòi ngòi có vị đắng, chùm hoa ở nách lá còn chùm hoa dạ cẩm ở ngọn của dây)
  • Tránh nhầm lẫn với cây cỏ sữa lá lớn Cũng có hình dáng lá và hoa gần giống, chỉ khác cỏ sữa lá lớn mép lá có răng cưa nhỏ, cuống hoa dài hơn và trên thân cây có lông nhỏ.

Hoa dạ cẩm thành chùm màu trắng

Cỏ sữa lá lớn

Những nghiên cứu khoa học về cây bòi ngòi

  • Đặc tính kháng viêm: Nghiên cứu tại Phòng y học dân tộc học và dân tộc học, Viện nghiên cứu và vườn bách thảo nhiệt đới Jawaharlal Nehru, Ấn Độ bằng thực nghiệm đã xác định được đặc tính chống của chiết xuất từ cây bòi ngòi Oldenlandia auricularia (1).
  • Đặc kính kháng khuẩn: Một bài nghiên cứu tại tạp chí Sinh vật học nam á, thông qua nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Quốc phòng Sri Lanka, bằng cách nghiên cứu chiết xuất từ ​​dung dịch nước, metanol, axeton và hexan được chuẩn bị với lá, rễ và thân của cây Oldenlandia auricularia đã xác định Tất cả ba bộ phận được thử nghiệm của cây đều có hoạt tính kháng khuẩn rất đáng kể (2).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: