Cây bồ công anh Việt Nam hay bồ công anh cao, cây rau diếp trời… Tên khoa học Lactuca indica, đã được nhà nghiên cứu người Đài Loan Chia-Chung Hou và các cộng sự tại Khoa hóa dược – Đại học dược – Đại học y khoa Đài Bắc – Đài Loan chứng minh có khả năng điều trị bệnh đái tháo đường.
Công trình nghiên cứu được đăng tải công khai trên trang Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.
Nghiên cứu khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cây bồ công anh cao
Ba loại hợp chất mới, lactucain A (1), B (2) và C (3), và một loại hợp chất khác có tên gọi lactucaside (4), được phân lập từ cây bồ công anh Việt Nam (Bồ công anh cao) Lactuca indica.
Cùng với chín hợp chất đã biết từ cây bồ công anh là:
- 11beta
- 13-dihydrolactin
- cichoriosides B
- quercetin
- quercetin 3-O-glucoside
- rutin
- apigenin
- luteolin
- luteolin 7-O-glucuronide
Trong số các hợp chất này, có hai hợp chất là latucain C (3) và lactucaside (4) cho thấy hoạt động điều trị đái tháo đường rất đáng kể.
Ý nghĩa của nghiên cứu về cây bồ công anh
Cây bồ công anh cao loài cây mọc hoang hóa ở nhiều địa phương nước ta. Từ lâu trong dân gian đã biết sử dụng cây bồ công anh cao để điều trị bệnh viêm dạ dày, đường ruột.
Ngày nay cùng với sự ra đời của các nghiên cứu mới, cây bồ công anh cao còn được dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu và nhiều căn bệnh khác.
Nghiên cứu trên mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh nhân tiểu đường, ghóp phần bổ sung vào kho dược liệu điều trị tiểu đường ở nước ta. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi hiện nay ở nước ta không có nhiều thảo dược điều trị tiểu đường, hiện chỉ có cây dây thìa canh, cây giảo cổ lam là hai đại diện đáng chú ý nhất. Tuy nhiên 2 thảo dược này trữ lượng còn ít và khó được phổ biến tới người dân.
Đặc điểm của cây bồ công anh cao
Cây bồ công anh cao là loại cây thân thảo, sống hàng năm, hình dáng giống cây rau diếp. Loài cây này rất dễ gieo trồng, nó được gieo giống bằng hạt. Hạt bồ công anh cao phát triển nhanh, ta có thể gieo như gieo rau cải.
Không giống như hai loại cây dây thìa canh và giảo cổ lam, bồ công anh cao chỉ sau khoảng 3 đến 4 tháng là đã có thể thu hoạch dược liệu được. Đây là điều rất thuận lợi cho người bệnh tiểu đường nếu muốn trồng cây bồ công anh làm dược liệu để sử dụng lâu dài.
Tổng hợp những công dụng chính của cây bồ công anh cao
Theo kinh nghiệm dân gian
- Tác dụng điều trị viêm dạ dày
- Điều trị tắc tia sửa ở phụ nữ sau sinh
- Điều trị bệnh tiêu hóa kém
Theo y học hiện đại bồ công anh cao có tác dụng
- Điều trị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết
- Tác dụng bảo vệ chức năng gan
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bạch cầu
- Tác dụng chống oxy hóa
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (Theo nghiên cứu ở Ấn Độ)
- Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa ecoli
Cách dùng cây bồ công anh cao
Theo kinh nghiệm dân gian bồ công anh cao không có độc, ta có thể dùng cây bồ công anh cao để nấu nước uống hàng ngày với liều lượng như sau:
- Làm thuốc lợi sữa, giải độc mát gan, tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, bệnh tiểu đường: Dùng độc vị, liều dùng 20g lá khô sắc với khoảng 1,5 lít nước. Đun cạn còn khoảng 1 lít nước để uống trong ngày.
- Dùng trong điều trị viêm dạ dày: Lá bồ công anh khô 20g, khôi tía khô 15g, khổ sâm khô 10g. Đun với khoảng 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 400l thì chắt nước uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó kiên trì quay vòng uống như trên đến khi khỏi. (Theo Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004)
Lưu ý: Ngoài bồ công anh cao còn có một loài bồ công anh khác có tên gọi bồ công anh thấp, hay cây bồ công anh Trung Quốc với một số tác dụng khác với bồ công anh Việt Nam. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn công dụng của loài cây này trong một bài viết tới đây.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: