Mô tả hình ảnh cây bìm bịp
Cây bìm bịp là loại cây thân leo, nhỏ, thuộc họ Ô rô, thường mọc thành bụi, cây trưởng thành có thể cao đến 3m. Hoa bìm bịp thường có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt, hoa thường mọc rủ xuống ở ngọn, có bao phấn màu vàng xanh. Lá bìm bịp là lá nguyên hình mác, lá thuôn dài, cuống ngắn. Mặt lá bóng, mềm nhưng hơi nhăn, màu xanh thẫm. Quả cây bìm bịp hình trùy, cuống ngắn, bên trong có chứa 4 hạt.
Tên gọi khác của cây bìm bịp
Ở mỗi vùng quê khác nhau ở nước ta. Nó có tên gọi khác nhau như là cây xương khỉ, cây mảng cộng, cây cồng không.
hình ảnh cây bìm bịp
Cây bìm bịp mọc ở đâu?
Cây bìm bịp thường mọc hoang trên khắp vùng lãnh thổ của những quốc gia Châu Á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc hoang thành bụi ở ven đường hoặc được trồng nhiều ở các vùng nông thôn. Người nông dân thường sử dụng bìm bịp để làm bánh hoặc đồ xôi.
Cách chế biến cây bìm bịp thành thuốc
Để làm thuốc người ta dùng toàn bộ cây, sau khi hái về, rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Sau đó phơi khô và cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần
Cây bìm bịp có tác dụng gì?
Trong bìm bịp có chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tannin và các chất như: flavon, glycosid, cerebrosid, glycerol.. chính những chất này tạo nên giá trị cho cây bìm bịp. Cụ thể:
tác dụng của cây bìm bịp
- Cây bìm bịp có tác dụng điều trị viêm gan, vàng da
- Cây bìm bịp điều trị chấn thương, gãy xương tay, chân, phong tê thấp, đau nhức xương khớp
- Cây bìm bịp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
- Cây bìm bịp có tác dụng mát gan, lợi mật
- Cây bìm bịp chống oxy hóa, ức chế các tế bào gây bệnh, đồng thời làm mạnh tế bào khỏe.
- Cây bìm bịp giúp cơ thể lợi tiểu, giải độc tố, nâng cao sức đề kháng cơ thể, giúp an thần, dưỡng tâm
- Cây bìm bịp cải thiện lưu lượng máu toàn thân, nâng cao co bóp cơ tim, cải thiện huyết áp
Cách sử dụng cây bìm bịp
Tùy vào độ tuổi, thể trạng của mỗi người mà sử dụng với liều lượng phù hợp. Cách sử dụng cây bìm bịp rất đơn giản bằng cách sắc lấy nước uống. Dưới đây là liều lượng dành cho người bình thường. Nếu dùng điều trị bệnh thì có thể điều chỉnh lượng dược liệu theo toa.
- Lấy khoảng 30 – 40 gram bìm bịp khô
- Hãm với 500ml nước lọc, sau đó thưởng thức, có thể sử dụng làm thức uống hằng ngày
cây bìm bịp khô
Cây bìm bịp trị bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, bìm bịp có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng có công dụng giúp mát gan, làm mát cơ thể, lợi tiểu. Ngoài ra, nó còn có công dụng chữa bong gân, gãy xương, viêm khớp, cầm máu các vết thương chảy máy, giúp giảm đau, kháng viêm tốt,…Cây bìm bịp ngoài cách sắc uống thông thường thì nó còn có thể phối hợp với một số loại thảo dược khác để tăng tính năng điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
Cây bìm bịp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Dùng cây bìm bịp 30g, cây xạ đen 40g nấu cùng với 1 lít nước lọc, dùng để uống trong ngày.
Cây bìm bịp trị bệnh viêm gan, vàng da
Sử dụng cây bìm bịp 30g, lá vọng cách 15g, trần bì 15g, râu ngô 20g, sâm đại hành 10g sắc cùng với 1,5 lít nước lọc, sắc đến khi cạn còn 800ml thì tắt bếp, dùng để uống trong ngày.
Cây bìm bịp trị bệnh phong thấp
Dùng cây bìm bịp 30g, cây gối hạc, tầm gửi dâu, cây cổ trâu, mỗi loại dùng 20g. Đem tất cả các dược liệu trên đem sắc cùng với 1,5 lít nước lọc, sắc đến khi cạn còn 800ml thì tắt bếp, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
cây bìm bịp trị viêm gan, đau xương khớp
Cây bìm bịp trị bong gân, gãy xương
Từ lâu, cách dùng này đã được người trong dân gian sử dụng để chữa mỗi khi bị bong gân rất hiệu quả. Ngoài 2 công dụng trên thì người ta còn dùng cây bìm bịp điều trị thoái hóa cột sống. Để điều trị bong gân, người ta kết hợp trong ngoài bằng cách vừa uống nước thuốc vừa lấy bã băng cố định vào vết thương.
Sử dụng 100g lá bìm bịp, 60g củ sâm đại hành tươi, 60g lá ngải cứu. Đem tất cả dược liệu giã nhuyễn, sau đó cho vào ít dầu gạo trộn đều rồi mang đi xào nóng. Đợi đến khi thuốc bớt nóng thì đắp lên chỗ bị bong gân hoặc gãy xương, rồi băng cố định lại. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, duy trì thực hiện trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Cây bìm bịp trị bệnh lở miệng
Theo như báo Sức khỏe & Đời sống, có ghi lại bài thuốc chữa lỡ miệng bằng cây bìm bịp của lương y Hữu Đức. Cụ thể bài thuocnam.mws.vn như sau:
Dùng 60g lá bìm bịp tươi, mang đi rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, mang đi giã nhuyễn rồi chắt lấy nước thuốc. Dùng nước thuốc này ngậm và nuốt dần, thực hiện ngày 2 lần. Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp với việc về sinh răng miệng sạch sẽ và đừng quên hãy súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày.
Cây bìm bịp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
Sử dụng 100g lá bìm bịp tươi, cây thuốc cứu tươi, sâm đại hành, mỗi vị dùng 50g. Sau đó, đem tất cả dược liệu đi giã nhuyễn, rồi xào với giấm, đợi nguội bớt rồi mang đắp vào chỗ bị đau. Tiếp đến, băng chặt lại, thực hiện vào buổi tối khi ngủ, buổi sáng thì tháo băng ra. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
Ngoài ra, dân gian còn dùng cây bìm bịp để làm thuốc chữa viêm bàng quang, nấu canh và làm bánh. Theo một số báo cáo y khoa thế giới, cây bìm bịp có chứa chất flavonoid – một hợp chất có tác dụng gây ức chế các tế bào ung thư. Chính vì thế, mà nó có thể hỗ trợ bệnh nhân ung thư điều trị bệnh 1 cách hiệu quả, giúp họ kéo dài tuổi thọ hơn.
cây bìm bịp trị thoái hóa cột sống
Đối tượng sử dụng cây bìm bịp
- Bệnh nhân viêm gan, vàng da, xơ gan cổ trướng
- Người có men gao cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu
- Bệnh nhân bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, bị chấn thương
- Bệnh nhân ung thư
- Người bình thường nên sử dụng để tăng cường sức khỏe, mát gan
Những lưu ý khi sử dụng cây bìm bịp
Khi sử dụng cây bìm bịp để điều trị bệnh, để tránh những tác dụng không mong muốn, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:
– Đối với những người bình thường, rau bìm bịp có thể ăn sống, nấu canh cua, canh tôm tùy thích hoặc có thể ăn kèm với lẩu
– Bìm bịp không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú
– Không dùng cho người huyết áp thấp
– Không sử dụng nước thuốc để qua đêm hâm nóng lại sẽ gây đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị
– Sử dụng đúng liều lượng theo toa các thầy thuốc đã cho, không dùng quá liề sẽ dẫn đến tác dụng ngược tích tụ độc tố trong cơ thể.
– Người đang điều trị viêm khớp không nên mang, vác những vật nặng, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giúp quá trình điều trị tốt hơn.
Cách phân biệt cây bìm bịp với các loại cây khác
Trên thị trường hiện nay, cây bìm bịp được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên thật – giả thế nào ? Caythuoc.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách phân biệt cây bìm bịp với những cây khác nhé !
Cách phân biệt cây bìm bịp với cây hoàn ngọc
Nhiều người thường hay lầm tưởng cây hoàn ngọc với cây bìm bịp vì hình dáng từ lá đến thân của cả 2 cây này rất giống nhau.
Cây bìm bịp thân và lá đều có màu xanh thẫm và hoa màu đỏ. Còn cây hoàn ngọc có lá mặt dưới màu đỏ, thân cây có màu tím, hoa có màu trắng. Và thân cây hoàn ngọc có đường kính nhỏ hơn cây bìm bịp
Về mùi vị thì cây bìm bịp có mùi hơi hắc, còn cây hoàn ngọc thì không có mùi vị.
cách phân biệt cây bìm bịp với cây hoàn ngọc
Cách phân biệt cây bìm bịp với cây dâm bụt nhỏ
Ngoài nhẫm lẫn với cây hoàn ngọc thì cây bìm bịp còn bị nhầm lẫn với cây hoa dâm bụt nhỏ.
Bởi vì cây dâm bụt nhỏ có hình dáng tương tự như bìm bìm, cộng thêm loài cây này cũng có hoa màu đỏ nên hay bị nhầm là thường tình
Tuy nhiên, chúng ta sẽ phân biệt chúng qua những đặc tính sau:
Cây dâm bụt nhỏ thường được trồng trong các vườn nhà hoặc mọc hoang ở các bụi ven đường. Nó là loài cây sống lâu năm hơn cây bìm bịp, đặc biệt lá cây dâm bụt nhỏ có nhớt và lớn hơn so với cây bìm bịp.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: