Cây bán hạ là loài cây thân thảo thường mọc dại ở ven đường hoặc những vùng đất trống. Cây bán hạ thường được sử dụng làm dược liệu để giúp chữa trị bệnh ho và chống nôn khi bị viêm dạ dày cấp tính.
1/ Tên gọi chủng loại
Tên gọi khác: củ chóc, lá ha chìa, cây chóc chuột, chưởng diệp bán hạ…
Tên khoa học: Typhonium trilobatum Schott.
Họ: cây bán hạ thuốc họ ráy có họ khoa học là Araceae.
Chủng loại: cây bán hạ Việt Nam, cây bán hạ Trung Quốc, cây chưởng diệp bán hạ.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây bán hạ Việt Nam: là một loại thân củ, lá có nhiều hình dạng như hình trái tim, hình mác, hoặc chia thành 3 thùy dài khoảng 4 -15cm, rộng 3,5 – 9cm. Hoa có phần hoa đực dài 5 – 9mm, phần tràng dài từ 17 – 27mm, quả mọng có hình trứng.
Cây bán hạ Trung Quốc: giống với cây bán hạ Việt Nam nhưng có phần thùy sẻ sâu rõ rệt hơn.
Cây chưởng diệp bán hạ: có lá chia thành 9 thùy khía sâu.
Phân bố
Trên thế giới cây bán hạ có nhiều nhất là Trung Quốc và ít hơn ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam. Tại nước ta, cây bán hạ mọc hoang rải rác ở những vùng đất ẩm ướt.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận sử dụng: cây bán hạ được đào phần thân củ nằm sâu dưới đất lên để sử dụng.
Thu hái: vào tháng 8 hoặc tháng 9 khi cây già và chết đi người ta sẽ đào và lấy phần thân củ rửa sạch đất cát, gọt bỏ vở ngoài và đem đi phơi khô. Sau đó phân loại củ to gọi là nam tinh, củ nhỏ gọi là bán hạ.
Chế biến:
Bán hạ khi chưa bào chế sẽ có độc tố vì vậy để sử dụng được bán hạ phải chế biến thật kỹ lưỡng. Dưới đây là một số cách bào chế bán hạ:
- Chế biến Pháp bán hạ: củ bán hạ đem đi rửa sạch và ngâm với nước khoảng 10 ngày cho đến kho có bọt trắng nổi lên thì vớt ra ngâm tiếp tục với bạch phàn theo tỉ lệ 50kg bán hạ : 1kg bạch phàn. Cứ ngâm liên tục và thay nước mỗi ngày đến khi thấy không còn vị tê thì đem phơi bóng râm. Bên cạnh đó, có thể đập dập cam thảo và hòa với nước vôi sau đó lắng gạn bỏ cặn đi rồi ngâm bán hạ vào theo tỉ lệ 50kg bán hạ : 8kg cam thảo : 10kg vôi cục. Khuấy trộn hằng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong thì vớt ra phơi trong râm đến khô.
- Chế biến Khương bán hạ: bán gạ bào chế như Pháp bán hạ đến khi không còn vị tê không còn thì cắt gừng thành từng lát mỏng đem rồi đun chung với bán hạ và bạch phàn theo tỷ lệ 50kg bán hạ : 12,5kg gừng sống : 6,5 bạch phàn.
- Chế biến thanh bán hạ: làm tương tự như Pháp bán hạ đến khi bán hạ không còn vị tê thì đem nấu với bạch phàn và nước theo tỷ lệ 50kg bán hạ : 6,5kg bạch phàn. Sau đó vớt ra cho ráo nước rồi cắt thành lát đem phơi trong bóng râm.
- Chế biến Bán hạ khúc: đun sôi bán hạ sống với một ít phèn chua và ngâm qua đêm, sau đó thực hiện đun sôi và thay nước liên tục trong 7 ngày 7 đêm. Đem bán hạ ra phơi khô, tán thành bột trộn với nước gừng và bột mì để lên men thành Bán hạ khúc.
Bảo quản: Bán hạ sau khi chế biến nên để nơi khô ráo, tránh bị ẩm ướt. Nếu bán hạ có dấu hiệu bị mốc hãy rửa sạch và phơi khô sau đó cất lại như cũ.
4/ Thành phần hóa học
Bán hạ Trung Quốc có chứa một số thành phần hóa học như tinh dầu, ancaloit, ancol, phytostterol, chất cay, dầu béo, tinh bột, chất nhầy.
Bán hạ Việt Nam và diệp bán hạ chưa có tài liệu nghiên cứu.
5/ Tính vị, quy kinh
Cây bán hạ có tính vị cay, tính ấm và có độc. Quy kinh vào phế, tỳ, vị.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Thành phần độc của bán hạ khó bị hòa tan trong nước và được bạch phàn loại bỏ hết. Thành phần có tác dụng cầm nôn, giảm ho có thể hòa tan trong nước nóng.
- Bán hạ khi được bào chế để sắc nước uống và tán thành bột có tác dụng cầm nôn và giảm ho, nhưng khi sử dụng bán hạ sống sẽ gây nôn vì độc tính của nó.
- Bán hạ có tác dụng giải độc đối với những trường hợp bị nhiễm độc strychnine và acetylcholin.
- Nước ngâm từ diệp bán hạ có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
- Bán hạ sống sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc, gây cảm giác tê cay lưỡi, ngứa, nóng bỏng, buồn nôn…thậm chí tử vong.
Theo Y học cổ truyền
- Cây bán hạ có tác dụng táo thấp, hóa đờm, giáng nghịch hết nôn.
- Điều trị các bệnh ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp tủy ẩm, thấp trệ trung tiêu, nôn mửa bụng đầy, đinh nhọt, sưng tấy.
- Bán hạ sống dùng để đắp ngoài.
7/ Liều dùng, cách dùng
Mỗi ngày dùng từ 6 -16 gram bán hạ bột hoặc đem đi sắc thuốc.
Trước khi sử dụng phải chế biến thật kỹ để loại bỏ độc tố. Bán hạ sau khi chế biến sẽ được sử dụng với nhiều cách khác nhau:
- Pháp bán hạ trị táo thấp, hóa đàm.
- Khương bán hạ trị giáng nghịch, chỉ ẩu.
- Bán hạ khúc trị kiện vị tiêu thực.
- Bán hạ sống dùng để đắp ngoài da.
8/ Bài thuốc từ bán hạ
Chữa trị chóng mặt do phong đàm, nấc cụt, hoa mắt, sắc mặt xanh vàng, mạch huyền:
Tán nhuyễn các nguyên liệu gồm bán hạ sống 40g, thiên nam tinh sống 40g, hàn thủy thạch (nướng) 40g sau đó trộn với nước để tạo thành hỗn hợp bột. Nấu sôi hỗn hợp này đến khi nổi lên trên thì đem ra giã nát vò thành từng viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên này với nước gừng.
Chữa trị suyễn do phong đàm, buồn nôn, chóng mặt
Đem 40g bán hạ, 12g hùng hoàng giã nhuyễn trộn với nước gừng rồi vò thành từng viên nhỏ, mỗi lần uống 30 viên với nước gừng.
Chữa trị đờm nhiều, ngực đầy
Tán nhuyễn 40g bán hạ và 40g thần sa, sau đó trộn với nước gừng rồi vò thành từng viên nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng canh thuốc với nước gừng.
Trị bọ cạp, ong đốt
Đem bán hạ tán thành bột mịn, hòa tan với bước và bôi lên vết cắn.
Trị đau nhức đầu
Lấy 280g bán hạ trộn với nước đem bọc 4g đinh hương, lấy một miếng giấy bạc bao bên ngoài và đem nướng lên cho chín, sau đó lấy bán hạ và đinh hương trộn với nước gừng rồi vò viên như hạt mè. Mỗi lần uống 20 – 30 viên với nước trần bì.
9/ Lưu ý khi sử dụng bán hạ
Phụ nữ có thai, người bị chứng táo nhiệt không nên dùng bán hạ.
Bán hạ không được dùng chung với ô đầu.
Khi dùng bán hạ phải ngâm, rửa thật kỹ để loại bỏ chất độc
Không nên sử dụng bán hạ cho người âm hư, ho khan, khạc máu.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: