Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây bách hợp giúp trị bệnh mất ngủ

Cao chè vằng nguyên chất

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cây tỏi rừng

Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils

Thuộc họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây bách hợp là một loại dược liệu thuộc cây thân thảo. Cây sống lâu năm và có chiều cao khoảng 0,5m. Cây có hoa màu trắng, đôi khi là màu hồng nhạt và có hình dáng giống hoa loa kèn.

Phân bố

Dược liệu thường mọc hoang ở các bờ mương rẫy và các trảng cỏ vùng núi như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai… Ngoài ra, chúng còn được một số nơi khác trồng để lấy thân hành ăn. Dược liệu được trồng bằng giò như trồng hành và tỏi. Sau một năm là có thể thu hoạch. Thông thường để củ phát triển mạnh và ra to, người ta sẽ cắt hết hoa. Vào cuối mùa hè và đầu thu, khi cây khô héo là có thể thu hoạch được củ. Sau khi đào về, rửa sạch, dùng tay hoặc dùng dao tách riêng từng vẩy. Sau đó mang đi nhúng nước sôi khoảng 5 – 10 phút hoặc nhúng nước sôi cho đến khi chín tái rồi mang sấy khô hoặc phơi khô.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Phần củ của cây bách hợp

Thu hái: Hàng năm vào cuối mùa  hè, đầu mùa thu, khoảng từ tháng 7  đến tháng 8 âm lịch, khi thân và lá cây bắt đầu khô héo thì đào hết cây để lấy phần củ.

Chế biến:

Sau khi thu hái dược liệu, dùng tay hoặc dùng dao bóc tách riêng từng vẩy rồi mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản để dùng làm thuốc.

Theo Trung y

Đào củ về, loại bỏ đất cát và rửa sạch. Mang dược liệu phơi cho hơi se se. Tách dược liệu ra thành từng tép, vẩy, sấy khô, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô.

Bảo quản: Dược liệu rất dễ hút ẩm và biến thành màu đỏ nâu hoặc giảm chất lượng do bị mốc mọt. Vì thế người dùng cần bảo quản dược liệu tại những nơi khô ráo. Bạn không được sấy dược liệu hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến chất và vị.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây bách hợp
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây bách hợp

Thành phần hóa học

Cây bách hợp chứa những thành phần hóa học hữu ích sau:

  • Chất xơ
  • Vitamin C
  • 30% tinh bột
  • 4% protit
  • 0,1% chất béo.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu bách hợp có công dụng sau:

  • Điều trị điếc tai, đau tai
  • Chữa bệnh phổi thổ huyết
  • Chữa họng khô miệng khát, ho
  • Điều trị đau ngực thổ huyết
  • Điều trị viêm phế quản các chứng ho.

Theo y học cổ truyền

  • Thanh tâm an thần
  • Nhuận phế trừ ho.

Chủ trị

  • Đau tim
  • Phù thủng
  • Đau cổ họng
  • Đau bụng (sao qua)
  • Ho lao
  • Thổ huyết
  • Phế âm suy kèm hỏa vượng có biểu hiện như ho và ho ra máu.

Tính vị

Tính hơi hàn, vị đắng.

Qui kinh

Qui vào kinh Tâm, Phế.

Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng

Dùng 10 – 12 gram/ngày.

Cách sử dụng

Có thể dùng khô hoặc mang dược liệu phơi khô sắc lấy nước uống, tán thành bột, làm hoàn hoặc nấu thành cao để sử dụng.

Liều dùng và cách sử dụng cây bách hợp
Liều dùng và cách sử dụng dược liệu bách hợp

Bài thuốc

Nhờ những thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho không khỏi hoặc trong đàm có máu (theo Tế sinh phương, Bách hoa cao): Mang dược liệu rửa sạch, sấy khô hoặc hấp. Sử dụng dược liệu và khoản đông hoa với liều lượng bằng nhau. Mang cả hai bị thuốc tán thành bộ mịn hoặc nghiền nhỏ, sau đó mang thuốc luyện mật làm thành hoàn có kích thước lớn bằng hạt nhãn. Mỗi lần uống 1 hoàn. Trước khi đi ngủ, nhai nhỏ hoàn, nước gừng nuốt ngậm tan là tốt nhất.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị bệnh phổi thổ huyết: Sau khi thu hái và rửa sạch, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước. Dùng vải mùng chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm. Người dùng có thể sử dụng dược liệu để nấu ăn mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị phế thủng nhiệt phiền muộn (theo Thánh huệ phương): Mang 4 lượng dược liệu vừa thu hái rửa sạch, thái nhỏ. Dùng nửa chén mật trộn với dược liệu. Cho hỗn hợp vào nồi và hấp đến mềm. Để nguội bớt và ngậm bằng quả táo, nuốt nước.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị tai đau, điếc tai (theo Thiên kim phương): Dùng dược liệu khô tán thành bột mịn. Khi cần lấy 2 chỉ uống với nước ấm. Uống 2 lần/ngày trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị họng khô miệng khát, ho do phế nhiệt: Dùng 30 gram dược liệu, 15 gram đông hoa rửa sạch cho vào nồi. Thêm 600ml nước lọc vào cùng và thực hiện sắc thuốc trong 30 phút với lửa nhỏ hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đau ngực thổ huyết: Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ dược liệu và cho vào cối giã lấy nước.Chắt lấy lượng nước cốt và hòa cùng với một ít nước ấm để uống. Sử dụng 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị viêm phế quản các chứng ho: Dùng 30 gram dược liệu, 8 gram bạch bộ, 10 gram mạch môn, 10 gram thiên môn, 15 gram ý dĩ, 12 gram tang bì. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị ho lâu ngày không khỏi, tâm thần suy nhược, phổi yếu, hồi hợp, lo âu, buồn bực, ít ngủ: Dùng 20 gram dược liệu, 20 gram sinh địa, 20 gram mạch môn, 5 gram tim sen. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị thỉnh thoảng đau bụng, đau dạ dày mãn tính: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram ô dược rửa sạch với nước. Cho cả hai vị thuốc vào nồi cùng với 800 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đại tiện ra máu: Sau khi rửa sạch, để dược liệu ráo nước, tẩm rượu, cho vào chảo sao sơ. Tán nhỏ dược liệu. Khi cần lấy 6  -12 gram thuốc uống cùng với nước lọc.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị mất ngủ: Dùng 30 gram dược liệu, 40 gram ngải cứu tươi, 30 gram hạt sen. Rửa sạch tất cả vị thuốc và hấp với thịt lợn ăn trong ngày.
  • Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị hồi hợp tim đập nhanh, dưỡng âm: Dùng 30 gram dược liệu, 10 gram hoa hòe, 20 gram chi mẫu rửa sạch. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Kiêng kỵ

Không sử dụng dược liệu bách hợp cho những trường hợp ho do phong, tiêu chảy do tỳ vị bị hàn, hàm xâm nhiễm.

Thông tin cơ bản về tính vị, qui kinh, tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh từ cây bách hợp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng những cách chữa bệnh từ dược liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả.

Địa chỉ uy tín trong bảo quản và cung cấp củ bách hợp

Như đã đề cập, củ bách hợp là loại dược liệu có yêu cầu cao và khắt khe trong kỹ thuật bảo quản. Nếu không được sấy khô bằng mức nhiệt phù hợp, củ bách hợp có thể bị biến dạng, đổi màu và mất đi dược tính. Hoặc khi còn tồn dư độ ẩm nhất định, củ bách hợp sẽ sinh ra ẩm mốc, mối mọt và mất đi công năng chữa bệnh.

 

 

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: