Cây bạch hạc còn được nhân dân nhiều nơi gọi là cây kiến cò, cây lác (1) (2). Có tên gọi này bởi tác dụng nổi bật của cây thuốc này là điều trị bệnh lác hay còn gọi là bệnh hắc lào, eczema, lở ngứa.
Tên khoa học: Rhinacanthus nasutus, thuộc họ ô rô (2).
Cây bạch hạc mọc ở đâu ?
Chúng tôi được biết cây kiến cò là một loại thảo dược mọc nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc, miền Nam ít thấy hơn, ngoài ra loài này cò mọc ở một số nước Đông nam á khác (1)
Ở nước ta chưa thấy có nơi nào trồng loài cây này, nguồn dược liệu dùng làm thuốc chủ yếu được thu hái từ tự nhiên.
Các nghiên cứu về cây bạch hạc
- Một nghiên cứu mới đây tại Khoa Hóa học lâm sàng, Khoa Khoa học Sức khỏe, Đại học Chulalongkorn, Pathumwan, Bangkok, Thái Lan đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ rễ cây bạch hạc Rhinacanthus nasutus có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ và đột quỵ, cũng như sự tích tụ của các loại oxy phản ứng có thể dẫn đến các bệnh như bệnh Huntington, bệnh Parkinson và bệnh Alzeheimer (3).
- Các nhà khoa học thế giới phát hiện thấy hoạt động điều hòa miễn dịch của chiết xuất cây kiến cò Rhinacanthus nasutus , các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chiết xuất cây kiến cò có thể là một thảo dược có tiềm năng hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư (4).
- Một loạt nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Thái Lan phát hiện hoạt tính chống ung thư của cây thuốc bạch hạc Rhinacanthus nasutus . Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất từ cây kiến cò có tác dụng ức chế sự phát triển khối u trong cơ thể (5).
- Một nghiên cứu của Khoa Sinh lý học, Khoa Khoa học Tiền lâm sàng, Khoa Y, Đại học Thammasat, Pathum Thani, Thái Lan đã phát hiện khả năng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường và giảm béo phì của chiết xuất lá cây bạch hạc Rhacanthus Nasutus. Thí nghiệm đã được tiến hành trên cơ thể chuột đực cho ăn chế độ nhiều chất béo trong 12 tuần để có được cơ thể chuột béo phì. Sau 6 tuần điều trị bằng chiết xuất lá bạch hạc R. Nasutus (ở mức 250 và 500 mg/kg mỗi ngày). Các nhà nghiên cứu phát hiện những con chuột được điều trị bằng chiết xuất lá kiến cò có hiện tượng giảm nồng độ lipid trong huyết thanh và mô gan, giảm sự tích tụ chất béo trong gan và kích thước tế bào mỡ lớn trong các mô mỡ. Đặc biệt là hiệu quả hạ đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin (6).
Công dụng của cây bạch hạc
- Rễ bạch hạc có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bệnh Alzeheimer (3).
- Tăng cường miễn dịch cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư (4) (5).
- Lá kiến cò giúp giảm béo phì (6).
- Lá bạch hạc giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (6).
- Điều trị bệnh hắc lào, ghẻ ngứa ngoài da, eczema mãn tính (1)
Cách dùng cây bạch hạc (kiến cò) làm thuốc
Cách dùng cây kiến cò dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian (1) (7):
- Cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson và bệnh Alzeheimer: Dùng 10g rễ bạch hạc khô sắc nước uống hàng ngày.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng toàn cây nấu cao để sử dụng, hoặc dùng khoảng 20g cây khô sắc nước uống hàng ngày.
- Giảm béo, hạ đường huyết, điều trị tiểu đường: Lá bạch hạc khô 20g đun nước uống hàng ngày.
- Điều trị hắc lào, eczema: Dùng rễ kiến cò ngâm rượu trong 1 tuần, dùng rượu thuốc bôi lên vết mẩn ngứa hàng ngày (1).
Cây bạch hạc có tác dụng điều trị bệnh hở van tim không ?
Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh cây bạch hạc có công dụng điều trị bệnh hở van tim. Vì vậy một số bài viết thông tin nói rằng cây bạch hạc điều trị được bệnh hở van tim là hoàn toàn không có cơ sở.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: