Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cây Bạch Đồng Nữ Chữa Đau Xương Khớp hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc điểm cây bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ có chiều cao khoảng 1m, thân vuông có lá đơn mọc đối. Lá bạch đồng nữ có lông ở hai mặt lá, màu xanh nhạt. Hoa có màu trắng ngả vàng, nhị hoa thò ra ngoài, hoa mọc thành hình mâm xôi. Quả mọng hình cầu. Hoa nở tháng 7- 8 và quả chín tháng 9- 10.

Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Hình ảnh hoa cây bạch đồng nữ

Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây thuốc bạch đồng nữ mọc hoang rất nhiều ở các vùng núi của nước ta. Người ta thường thu hái lá của cây bạch đồng nữ làm thuốc, thu hái quanh năm đặc biệt là vào tết vì lúc này cây chuẩn bị ra hoa.

Sau khi hái lá về sẽ phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra có thể dùng rễ cây, rửa sạch, phơi khô và thái nhỏ sắc uống. Dân gian thường dùng rễ sắc uống còn lá dùng bên ngoài.

Thành phần hoá học

Alcaloid, flavonoid, muối calci.

Công dụng của cây bạch đồng nữ

Theo Đông y, cây hoa bạch đồng nữ có vị đắng, tính mát, từ đó được sử dụng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm… cực kỳ hiệu quả. Đây chính là bài thuốc rẻ tiền và dễ áp dụng.

+ Theo bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã dùng bài thuốc từ cây bạch đồng nữ hỗ trợ chữa vàng da, vàng mắt do viêm gan, xơ gan vào những năm 1980.

+ Tác dụng điều trị ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da được dân gian sử dụng rất nhiều bằng cách tắm nước lá bạch đồng nữ.

Bạch đồng nữ có công dụng điều trị khí hư, bạch đới, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và là vị thuốc cực kỳ tốt cho chị em phụ nữ.

+ Bạch đồng nữ giúp giảm đau và hạ huyết áp cực tốt: theo Viện đông y nghiên cứu cho thấy bạch đồng nữ của ta có tác dụng hạ huyết áp do làm dãn mạch ngoại vi (Thượng Hải trung dược tạp chí 4, tr 5-10 cũng có ghi, chỉ sau 2 tuần uống bạch đồng nữ đã giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ).

Ngoài ra bạch đồng nữ còn có công dụng lợi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ. Ngày chỉ cần dùng 10-15g, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi huyết áp hạ xuống thì sẽ giảm liều xuống còn 2-4g một ngày.

+ Bạch đồng nữ có công dụng chống viêm cấp tính khá tốt.

Bạch đồng nữ chữa bệnh gì?

Một số bài thuốc từ cây bạch đồng nữ chữa bệnh trong dân gian

Bài thuốc cây bạch đồng nữ chữa đau bụng kinh

Sử dụng 6g mỗi vị: Lá bạch đồng nữ, ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, sắc với nước 300ml, sắc trong nửa giờ, rồi sau đó chia 2-3 lần uống trong ngày, có thể cho thêm ít đường. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.

Bạch đồng nữ chữa khí hư bạch đới

10g mỗi vị: Bạch đồng nữ, ngải cứu, hương phụ, ích mẫu, trần bì. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục 2-3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Cuối cùng là dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa vàng da vàng mắt, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật do viêm gan, xơ gan.

Rễ bạch đồng nữ sắc uống hàng ngày, nên dùng liều lượng 12g/ngày.

Bài thuốc chữa thấp khớp, sưng nóng đỏ đau từ cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ 80g, dây gắm 120g; 8g mỗi vị: đơn tướng quân, đơn răng cưa, cà gai leo, đơn mặt trời, cành dâu, cây tầm xuân. Sắc với nước và chia 2 lần uống, uống liên tục 2-3 tháng khi nào cảm nhận được giảm tình trạng sưng đau nóng các khớp thì dừng.

Bạch đồng nữ chữa cao huyết áp ở giai đoạn 1, xơ vữa động mạch

10 – 20 gr lá khô, lá dâu tằm 10 gr, rễ tranh 5 gr, sắc uống trong ngày.

Trị ghẻ ngứa, mụn nhọt

Người dân vùng núi thường sử dụng lá bạch đồng nữ còn tươi, vò nát và cho ít uối vào để tắm trị ghẻ ngứa, mụn nhọt.

Chữa hội chứng thận hư nhiễm mỡ

30 gr bạch đồng nữ sao vàng thơm, 10 gr rễ cỏ tranh săn (hoặc râu bắp khô) đem sắc uống thường xuyên trong 3 tháng.

Kiêng kị khi sử dụng bạch đồng nữ là gì?

  • Không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây ngộ độc thuốc, người bệnh chỉ nên dùng 12-16g mỗi ngày là đủ.
  • Những người có tiền sử dị ứng với cây bạch đồng nữ nên cẩn trọng trong sử dụng.
  • Không sử dụng khi đang mang thai, chức năng gan, thận kém…
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: