Cây ba đậu còn có tên gọi khác là cây mắc vát, cây bã đậu, lão dương tử, mãnh tử nhân, cây đết, cây phổn (tiếng Mường – Hoà Bình).
Đây là loại cây có độc (Chất độc bảng A) nguy hiểm chết người. Chất độc từ hạt ba đậu được cho là còn mạnh hơn cả chất độc lá ngón, được dân gian khuyến cáo không nên dùng. Các bạn cần hết sức lưu ý.
Tên khoa học
Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu
Khu vực phân bố
Cây ba đậu mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta. Hiện nay loài cây này thường mọc nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung.
Bộ phận dùng
Hạt ba đậu.
Cách chế biến và thu hái
- Lá ba đậu hái quanh năm, quả há vào tháng 8,9 hàng năm (Khi quả đã già) đập quả lấy nhân để sử dụng.
- Khi dùng hạt ba đậu làm thuốc, phải ép hết tinh dầu bởi tinh dầu ba đậu chứa độc. (Khuyến cáo không dùng vhạt ba đậu làm thuốc)
Thành phần hóa học
- Hạt ba đậu chứa nhiều tinh dầu, trong đó có một chất anbumoza rất độc gọi là crotin (tinh dầu ba đậu cực độc, được xếp vào chất độc bảng A), ngoài ra còn chứa nhiều axit amin.
- Dầu ba đậu rất độc, chỉ cần 2 giọt có thể gây tử vung, 10 giọt dầu ba đậu làm chết 1 con ngựa.
Tính vị
Theo các tài liệu: ba đậu vị cay, tính nóng (rất độc) vào 2 kinh vị, đại tràng.
* Ứng dụng của cây ba đậu
- Dân gian thường dùng dầu ba đậu tẩm độc cho mũi tên.
- Người dân còn dùng hạt cây đập dập để duốc cá (Một phương pháp làm cá bị ngộ độc dầu ba đậu, nổi lên để bắt).
- Còn dùng hạt ba đậu ép hết tinh dầu làm thuốc điều trị viêm dạ dày cấp
Lưu ý khi sử dụng
Không sử dụng để uống vì hạt ba đậu là loại chất độc bảng A
Cách giải độc ba đậu
Khi bị ngộ độc hạt ba đậu nên làm một số cách sau để giải độc:
- Uống nước sắc cây hoàng liên (Cây mật gấu)
- Uống nước sắc đậu đũa và nước lạnh
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook ở phía dưới bạn nhé.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: