Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cam thảo Bắc và cam thảo Nam giúp trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

A. CAM THẢO NAM

Tên khoa học: Scoparia dulcis L. thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).

Tên thường gọi: Cam thảo nam, cam thảo đất, Dã cam thảo, Trôm lay,…

Đặc điểm:

Phần trên mặt đất cao khoảng 0,4 – 0,7 m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc.

Lá mọc đối hoặc mọc vòng ba, dài 3 – 5 cm, rộng 1,5 – 3,0 cm, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim.

Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẽ hay thành từng đôi ở kẽ lá.

Cuống quả dài 0,8 – 1,5 cm.

Qủa nang nhỏ đựng trong đài tồn tại, màu nâu đen. Đài đồng trưởng và quả bên trong có dạng gần như tròn với núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài 1 – 2 mm.

Qủa luôn tồn tại ở kẽ lá làm thành điểm đặc sắc của cây. Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt.

Cay cam thảo nam (Ảnh: Internet)Cay cam thảo nam 

Phân bố: Cây Cam thảo nam mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Mọc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, châu Mỹ đều có.

Thu hoạch: Có thể thu hoạch cả năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

Bộ phận dùng: Toàn cây, cả rễ.

 

B. CAM THẢO BẮC

Còn với Cam thảo bắc, loài cây này có tên gọi hao hao giống với cây Cam thảo nam nhưng lại có đặc điểm hoàn toàn khác, có thể dễ dàng phân biệt được:

Đặc điểm của cây Cam thảo bắc:

Cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển.

Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5 – 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có  9 – 17 lá chét hình trứng.

Hoa hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Qủa loài đậu, loài glaba nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong, có lông cứng.

Hình ảnh cây Cam thảo bắc G. uralensis fisher họ Fabaceae 

Phân bố: Hiện được trồng quy mô lớn ở Trung Quốc. Dược liệu nước ta chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc.

Thu hái: Sau 3 – 4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Thu hái vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Có thể dùng dạng bột mịn hoặc dạng sống (Sinh thảo) hay dạng tẩm mật (Chích thảo).

Bộ phận dùng: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.

C. TÁC DỤNG

Cây Cam thảo nam có tác dụng gì?

  • Tác dụng chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường huyết, tăng hồng cầu.
  • Làm giảm lượng mỡ trong cơ thể.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cam thảo bắc có tác dụng gì?

  • Dùng làm thuốc chữa ho.
  • Thuốc chữa loét dạ dày, tránh dùng dài ngày vì gây phù.
  • Dùng làm chất điều vị, tạo ngọt.
  • Là thành phần dùng trà nhuận tràng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
  • Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
  • Tác dụng chống co thắt.
  • Tác dụng long đờm do các saponin có trong cam thảo bắc.
  • Tác dụng tương tự cortison do Glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng thời gian lâu có thể vị phù.
  • Tác dụng chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.
  • Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
  • Các thí nghiệm gần đây cho thấy cam thảo bấc có khả năng giải độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
  • Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch

Tính dược đông y

Trong Đông y, Cam thảo nam được cho là có tác dụng: Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu.

Còn với Cam thảo bắc, vị thuốc này lại có tác dụng: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hóa tác dụng các thuốc.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: