Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách trị bệnh mất ngủ dân gian bằng những dược liệu quen thuộc hay dễ làm

Cao chè vằng nguyên chất

1. Một số cách trị mất ngủ dân gian bằng các dược liệu quen thuộc

1.1. Tâm sen chữa mất ngủ

Cách trị mất ngủ dân gian từ tâm sen (Ảnh internet)

Tâm sen hay tim sen là phần lõi xanh của hạt sen.Tâm sen vị đắng có tác dụng an thần, do đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Thành phần có tác dụng an thần có trong tâm sen là alcaloid khiến người bệnh ngủ ngon hơn.

Cách dùng tâm sen trị mất ngủ:

  • Tâm sen lấy 2-3g dùng để hãm chè uống trong ngày. Trà sen không chỉ hỗ trợ điều trị mất ngủ. Chúng còn giúp giảm lo lắng hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp cao…
  • Hoặc dùng bài thuốc gồm 4 loại tâm sen, lá cây vông, lá dâu tằm và lá lạc tiên. Đem sắc lấy nước uống giúp trị mất ngủ hiệu quả.

1.2. Hoa tam thất chữa mất ngủ

Cách trị mất ngủ dân gian từ hoa tam thất (Ảnh internet)

Theo Đông y, hoa tam thất có vị ngọt, tính mát. Công dụng của chúng là thanh nhiệt, điều hòa chức năng của tạng can và hạ huyết áp. Đặc biệt, loại hoa này còn có tính an thần trấn tĩnh, tốt cho hệ thần kinh, giúp trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon.

Dùng hoa tam thất làm trà uống: Lấy 3 đến 4g hoa tam thất hãm với nước sôi thành trà, uống hàng ngày.

Thận trọng: Người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.

1.3. Cùi nhãn chữa mất ngủ

Cách trị mất ngủ dân gian từ cùi nhãn (Ảnh internet)

Quả nhãn không chỉ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà cùi nhãn còn làm một vị thuốc chữa được một số bệnh thông thường, trong đó có mất ngủ.

Cách làm như sau: Lấy 15-20g cùi nhãn sắc nước uống hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị mất ngủ do huyết hư, thần kinh suy nhược, mệt mỏi, hay quên.

1.4. Đỗ xanh chữa mất ngủ

Cách trị mất ngủ dân gian từ đỗ xanh (Ảnh internet)

Theo y học cổ truyền, đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, bổ dạ dày, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, đỗ xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.

Cách làm như sau: Dùng 50g đỗ xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn ấm sẽ giúp an thần và dễ ngủ hơn.

1.5. Cây trinh nữ chữa mất ngủ

Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Chúng mọc hoang nhiều ở ngoài đồng ruộng bờ bụi trên khắp vùng quê Việt Nam. Trinh nữ tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae. Loại cây này có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Cách dùng cây trinh nữ trị mất ngủ:

  • Lá cây trinh nữ 20g sắc lấy khoảng 100 ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Hoặc trinh nữ 15g kết hợp với cúc bạc đầu 15g, chua me đất 30g. Sắc uống cũng giúp trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ.

1.6. Cách trị mất ngủ dân gian từ gừng 

Gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale. Đây là loại gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Theo đông y gọi gừng là khương khi dùng với tư cách một vị thuốc. Gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Cách trị mất ngủ dân gian từ gừng (Ảnh: Internet)

Riêng với bệnh mất ngủ, do trong gừng có chứa chất cinehowc. Đây là chất giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc hơn.

Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ như sau:

  • Nấu nước gừng để ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. Hoặc đơn giản chỉ cần cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày sẽ có công hiệu.
  • Cách khác là gừng lấy 1/2 củ nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước. Nên uống nước gừng vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Có thể kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng để có tác dụng tốt hơn.

2. Một số lưu ý trong cách trị mất ngủ dân gian

Cách trị mất ngủ dân gian như sử dụng thuốc nam hay chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng mất ngủ nhờ thành phần an thần có trong đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mất ngủ là do bệnh lý và cần tìm nguyên nhân sâu xa mới giải quyết được dứt điểm vấn đề này. Do vậy, nếu người bệnh có biểu hiện mất ngủ lâu ngày kèm theo các dấu hiệu thực thể khác nên đi khám chuyên khoa để được đánh giá và điều trị phù hợp.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: