Hiển nhiên, để cải thiện vẻ đẹp thì phải kết hợp cả bên trong lẫn bên ngoài. Về điều này thì người Nhật có một quan niệm rất đúng: ta sẽ trở thành cái mà chúng ta ăn (ý nói nhấn mạnh tầm quan trọng của nuôi dưỡng, bảo vệ cơ thể từ bên trong).
Trà hoa – vừa đẹp vừa tốt cho sức khỏe
Trong số các thực phẩm chức năng có tác dụng làm đẹp thì trà hoa là loại có hình thức đẹp nhất. Khi pha thành trà, các nụ hoa nở bung xòe điểm xuyết trông rất đẹp mắt (trên thị trường có nhiều loại phổ biến như trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà hoa quế, trà hoa hồng…).
Ngoài ra, từ các loại nguyên liệu phù hợp, chúng ta cũng có thể kết hợp các loại hoa và thảo dược với nhau để tạo thành những ly trà thơm ngọt, bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh (tùy theo nhu cầu).
Công thức trà hoa đẹp da, thanh mát và giúp ngủ ngon giấc
Công thức này gồm 6 thành phần:
- Nụ hồng i ran (từ 3 – 6 nụ): hương thơm đặc biệt và tự nhiên giúp tinh thần thư giãn.
- Nụ hoa tam thất (4 – 6 nụ): nổi tiếng với tác dụng điều trị mất ngủ.
- Kỷ tử (từ 5 – 10 quả): giúp dưỡng gan, bổ thận, đẹp da, sáng mắt, giảm căng thẳng và nhức đầu.
- Táo đỏ khô (2 – 3 trái to, nếu được táo đỏ Hàn Quốc thì càng tốt, móc hạt, cắt thành các khoanh tròn): giúp bồi bổ, dưỡng tim, an thần.
- Hoa cúc trắng (4 – 6 hoa): giúp ngủ ngon giấc, giảm nhức đầu và tăng cường miễn dịch.
- Nấm đông trùng hạ thảo: tăng cường hệ miễn dịch và bổ thận, tráng dương (1) (2) (3).
Cách pha trà thảo dược: Cho các thành phần trên vào bình thủy tinh rồi đổ hai chén nước sôi vào, đợi 20 phút thì uống nước (nếu thấy chưa ngọt thì có thể cho thêm đường phèn hoặc tăng số lượng táo đỏ lên). Trà này ngọt, hơi đắng nhẹ và có mùi hương đặc trưng của thảo dược – nổi trội là hương hoa cúc.
Sau khi uống xong nước thứ nhất, bạn tiếp tục cho thêm hai chén nước sôi vào và đợi trà nguội dần thì uống nước thứ hai. Đến nước thứ hai này thì hoa cúc trắng cũng bắt đầu nở ra nên bình trà trông rất đẹp mắt. Đến nước thứ ba cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn uống hai nước thì sau khi uống xong nước thứ hai, bạn có thể múc táo và kỷ tử để ăn.
Liều lượng dùng: Mỗi tuần chỉ nên uống hai hoặc ba ngày, không nên uống liên tục, khi nào thấy cơ thể khỏe thì ngưng. Ngoài ra, bạn cũng nên pha loãng vừa phải (loãng quá thì trà mất ngon nhưng đặc quá thì mùi nồng và gây khó chịu cho cổ họng).
Cách pha trà hoa thanh nhiệt cho người mất ngủ
Nếu bị mất ngủ, trằn trọc và ngủ không ngon giấc, bạn có thể dùng công thức trà chuyên cho tình trạng này, bao gồm 4 vị: hoa cúc, nụ hoa tam thất, táo đỏ và kỷ tử. Với hoa cúc, nụ tam thất và kỷ tử, bạn có thể dùng từ 5 – 10 hoa (quả) để uống trong ngày. Với táo đỏ, bạn có thể dùng 3 hoặc 4 quả, móc bỏ hạt và cắt thành các khoanh tròn.
Gợi ý: Táo đỏ bạn cắt dày một chút thì khi pha trà xong, bạn múc táo đỏ ăn sẽ thấy rất ngọt thơm và vừa miệng (mỗi trái to cắt thành 4 – 5 khoanh là vừa).
Trà hoa và những điều cần lưu ý
- Đối tượng không nên dùng: Phụ nữ mang thai dưới 2 tháng và những người bị hạ huyết áp không nên uống trà hoa.
- Thời gian sử dụng: Trà hoa mặc dù mang danh là trà nhưng cũng có công dụng làm thuốc (với thành phần là các vị thuốc thực thụ). Chính vì vậy, chúng ta chỉ nên uống khi có nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh, khi thấy cơ thể khỏe lại thì nên ngưng, không uống liên tục trong thời gian dài (quá 1 tháng).
- Trong lựa chọn: Hiện nay, tình trạng thảo dược và trà hoa có tẩm hóa chất càng ngày càng phổ biến. Vì vậy, khi mua, hãy nhớ lựa chọn nhà cung cấp uy tín nhé.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: