Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách giúp trị bệnh trĩ bằng thuốc nam hay dân gian với bài thuốc đông y gia truyền

Cao chè vằng nguyên chất

Bệnh trĩ uống thuốc nam hay có thật sự hết không?

Trĩ là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, bệnh xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch bị chèn ép trong một khoảng thời gian dài, gây ứ đọng máu tạo thành các búi trĩ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ. Bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị trĩ từ thuốc Tây, nhiều người cũng lựa chọn phương pháp chữa trị bằng các bài thuốc nam.

Thuốc Nam chữa bệnh trĩ có nhiều ưu điểm
Thuốc Nam hay giúp chữa bệnh trĩ có nhiều ưu điểm

Thuốc nam là những cây thuốc có trong tự nhiên, hoàn toàn lành tính cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng người, các phương pháp này lại mang đến những hiệu quả khác nhau.

Trong giai đoạn chớm nở, bệnh có thể hết sau 1 tháng điều trị, nhưng trong trường hợp bệnh nặng, việc sử dụng các bài thuốc nam hầu như không mang lại bất kỳ tiến triển nào cho người bệnh. Do đó, bạn không nên kỳ vọng hay quá phụ thuộc vào các phương pháp điều trị từ thuốc nam. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài, bạn cần đến cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc nam

Trong dân gian có nhiều cây thuốc nam chữa bệnh trĩ mà không cần phải uống thuốc hay can thiệp ngoại khoa gây đau đớn, bạn có thể áp dụng với tình trạng bệnh của mình.

 thuốc nam hay chữa bệnh trĩ ngoại

  • Sử dụng củ tỏi

Trong Đông Y, tỏi có vị cay, tính nồng, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất Allicin có trong tỏi mang đến tác dụng kháng viêm, chống khuẩn cực tốt. Đồng thời nó còn giúp tái tạo lại các mô mềm cho hậu môn, làm co búi trĩ.

Chuẩn bị nguyên liệu: tỏi tươi

Cách thực hiện:

  1. Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nhuyễn
  2. Cho tỏi đã giã vào bình thủy tinh
  3. Đổ 500ml rượu trắng ngâm trong khoảng 2 tuần, lấy rượu rửa hậu môn mỗi ngày.
  • Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá lốt

Lá lốt có vị cay nồng, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cầm máu, do đó, đây là một trong những bài thuốc hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, ngải cứu, cúc tần, nghệ (mỗi loại 50gr)

Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước
  2. Giã nát các nguyên liệu, cho vào một cái nồi, cho thêm 1 thìa muối đun sôi với khoảng 1 lít nước
  3. Sử dụng dung dịch để xông hơi hậu môn, kiên trì thực hiện sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý non

Lá thiên lý non mang lại tác dụng sát trùng, kháng khuẩn khá hiệu quả. Dưới đây là cách sử dụng lá thiên lý non, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ cây thiên lý
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ từ cây thiên lý

Chuẩn bị nguyên liệu: lá thiên lý non

Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch lá thiên lý non, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  2. Giã nát lá thiên lý với một ít muối hạt, sau đó đắp lên búi trĩ, dùng gạc để băng lại và để qua đêm.
  3. Sáng hôm sau tháo ra và rửa sạch

Thuốc nam chữa bệnh trĩ nội

  • Bài thuốc dân gian từ cây huyết dụ

Theo một số tài liệu Y học cổ truyền, huyết dụ là cây thuốc nam có vị nhạt, tính mát; có tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu,…

Chuẩn bị nguyên liệu: lá huyết dụ

Cách thực hiện:

  1. Lấy lá huyết dụ rửa sạch, để ráo nước
  2. Cắt thành những đoạn ngắn, cho vào nồi  cùng 2 bát con nước đem đun sôi
  3. Hạ lửa và đun kĩ cho đến khi lượng nước chỉ còn lại một nửa lượng nước ban đầu.
  4. Chia nước thuốc uống từ 2-3 lần trong ngày, thực hiện liên tục sau một thời gian sẽ thấy bệnh tình được cải thiện.
  • Chữa bệnh trĩ bằng cây hương nhu

Loại thảo dược có vị cay, tính hơi ôn, mang lại tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, thường được dùng để chữa cảm mạo, nhức đầu, nôn, tiêu chảy, đau bụng, thủy thũng, chảy máu cam,…

Chuẩn bị nguyên liệu: 500g hương nhu

Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch cây hương nhu, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn
  2. Cho vào nồi thêm nước đem đun sôi khoảng 10 phút. Khi nước thuốc đang nóng bạn đổ ra chậu nhỏ để xông cho hậu môn cho đến khi nước hết bốc hơi.
  3. Có thể dùng nước này để nguội rửa nhẹ nhàng hậu môn
  • Chữa bệnh trĩ bằng cây hồng

Cây hồng có tác dụng trị bệnh tăng huyết áp, chữa dị ứng, trị viêm ruột, kiết lỵ, chữa chảy máu dạ dày, ho ra máu, trị mất ngủ và hỗ trợ điều trị bệnh ung thực quản, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác nhau.

Chuẩn bị nguyên liệu: 150g vỏ hồng, nước gạo

Cách thực hiện:

  1. Đem phơi vỏ hồng hoặc sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn
  2. Mỗi lần lấy khoảng 1 thìa nhỏ cùng chén nước gạo uống 2 lần trong ngày

Cách dùng mẹo chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả 

Bên cạnh các loại cây thuốc nam, nhiều người đã áp dụng thành công các mẹo chữa bệnh trĩ khá đơn giản.

  • Chườm đá/ ngâm nước mát

Chườm đá và ngâm nước mát là biện pháp giảm nhanh cơn đau ở vùng hậu môn. Nhiệt độ lạnh có thể cải thiện hiện tượng sưng nóng, viêm đỏ và đau nhức, đồng thời giúp sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Tuy nhiên trước khi ngâm rửa với nước mát hoặc chườm lạnh, bạn nên vệ sinh hậu môn với nước sạch để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm ít muối vào nước ngâm để tăng tác dụng sát trùng.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả tươi để tăng cường chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên ăn sữa chua để tăng cường các lợi khuẩn cho đường ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích, các đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Chế độ dinh dưỡng quan trọng, nhưng bạn cũng cần tích cực luyện tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: