Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách giúp trị bệnh trĩ bằng lá trầu không theo kinh nghiệm ông bà ngày xưa để lại

Cao chè vằng nguyên chất

Lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào?

Lá trầu không chỉ được biết đến như một nét văn hóa phổ biến của Việt Nam, là “đầu câu chuyện” mà lá trầu còn mang đến những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Lá trầu hay còn được gọi là lá Thược tương. Đây là một loại cây thân leo rất phổ biến ở nước ta.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào?
Lá trầu không trị bệnh trĩ như thế nào?

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenol là betel-phenol, chavicol (là thành phần trong tinh dầu), chứa 0,8% – 1,8% tinh dầu, chất chống oxy hóa và một số hoạt chất phenolic khác có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, khử trùng vết thương. Đây cũng là chất kháng sinh mạnh tiêu diệt một số loại vi khuẩn như tụ cầu, trực trùng Coli, vi khuẩn Subciti,…

Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, quy kinh tỳ, vị, phế có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt virus, khu phong, hạ khí… Ngoài ra lá trầu không có thể dùng để chữa đầy hơi, khó tiêu, ghẻ ngứa, cảm mạo, viêm họng.. hiệu quả.

Đối với phụ nữ thì lá trầu không có tác dụng giảm cân, ngăn mùi cơ thể và chữa bệnh phụ khoa, với nam giới thì có hỗ trợ trị bệnh rối loạn cương dương.

Bên cạnh đó, thành phần vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào trong lá trầu sẽ giúp làm chắc thành mạch, bảo vệ trực tràng khỏi các gốc tự do gây hại và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do búi trĩ gây ra.

Dược liệu này còn có khả năng cải thiện chức năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa rất tốt, nhiều người đã tận dụng chúng để đẩy lùi tình trạng đau dạ dày và các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,… Nếu bạn sử dụng trong thời gian dài còn có khả năng hạn chế nguy cơ hình thành nên các búi trĩ rất tốt.

Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn khởi phát (bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2), lá trầu không có một số tác dụng cụ thể như:

  • Kháng viêm, làm lành vết thương: các hoạt chất phenolic và tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và tiêu sưng phù nề búi trĩ, làm giảm cảm giác đau rát vùng hậu môn giúp hỗ trợ điều trị teo búi trĩ.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón: chất chống oxy hóa có chứa trong lá trầu không giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể; làm tăng quá trình trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và hấp thu tốt các dưỡng chất giúp điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón kinh niên hiệu quả.

Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Chính bởi những tác dụng tuyệt vời như trên, mà lá trầu không được khá nhiều người lựa chọn trong việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam. Dưới đây, là một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không

Trĩ ngoại là thuật ngữ đề cập đến tình trạng phình giãn đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược, gây ra hiện tượng ứ huyết và hình thành búi trĩ (nằm ở ngoài ống hậu môn). Trĩ ngoại dễ nhận biết hơn và thường phát sinh triệu chứng ở giai đoạn sớm, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh tại nhà bằng lá trầu không kết hợp với các thảo dược thiên nhiên khác.

Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không
Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Chuẩn bị nguyên liệu: 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết và 1 quả cau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
  • Đem giã nát lá trầu không, hạt gấc và quả bồ kết cùng 1 ít muối hạt chung với nhau, còn quả cau thì bổ nhỏ ra. Sau đó đun sôi tất cả nguyên liệu này với 1 lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút.
  • Tiến hành xông hậu môn với lượng nước vừa thu được, xông tầm 10-15 phút, thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 2 lần để nhận thấy hiệu quả điều trị sớm.

Xem thêm:  Cách dùng dầu dừa trị trĩ cực kỳ hiệu quả

Trị bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn 

Chuẩn bị nguyên liệu: 10 lá trầu không và 1 ít muối

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với muối khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất
  • Cho khoảng 200ml vào nồi đun sôi cùng với lá trầu không và 1 chút muối
  • Pha thêm nước vào nồi đang sôi để khoảng 30 độ
  • Dùng nước này ngâm hậu môn trong 15 phút
  • Ngày dùng 1 – 2 lần, các tinh chất từ lá trầu không sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu tới những nơi tắc nghẽn, từ đó sẽ làm giảm sưng đau các búi trĩ hiệu quả.

Trị bệnh trĩ bằng đắp lá trầu không

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 -7 lá trầu không tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối pha loãng
  • Đem lá trầu không giã nát, bỏ thêm một chút muối
  • Lọc lấy phần nước rồi chấm lên phần búi trĩ đau
  • Phần lá lọc ra đem đắp lên xung quanh hậu môn, có thể dùng khăn cố định khoảng 20 phút
  • Sau đó gỡ khăn, bỏ lá trầu rồi rửa sạch với nước, thực hiện ngày từ 1 – 2 lần để nhận hiệu quả điều trị rõ rệt.

Lưu ý khi dùng lá trầu không trị trĩ

Để các bài thuốc từ lá trầu không phát huy tác dụng tốt nhất với bệnh nhân bị trĩ, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Nên chọn mua lá trầu không đã chín, tươi, không bị sâu bệnh, không giập nát sẽ mang lại hàm lượng dưỡng chất cao hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ lá trầu không và hậu môn bằng cách ngâm nước muối loãng để sát khuẩn trước khi sử dụng điều trị bệnh. Chỉ sử dụng phương pháp này cho người mắc trĩ ngoại, không thụt rửa sâu vào bên trong, có thể sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Vì đây là bài thuốc dân gian với thành phần thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả điều trị chậm, người bệnh cần kiên nhẫn áp dụng trong thời gian dài, không lạm dụng.
  • Dược tính trong lá trầu không có thể gây tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng song song với thuốc Tây y để đảm bảo an toàn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như rau củ và trái cây tươi. Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm cay nóng nhiều gia vị, đồ ăn thô cứng khó tiêu hóa, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạn chế các chất kích thích gây hại cho đường ruột.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh mang vác nặng
  • Phương pháp sử dụng lá trầu không chỉ có tác dụng với những người bệnh ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn bệnh nặng hơn bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không cùng những lưu ý khi sử dụng phương pháp này, chúc các bạn áp dụng thành công.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: