Cách điều trị bệnh cam răng ở trẻ nhỏ và người lớn bằng lá cây cốt khí và lá cây cam sành
Bệnh cam răng hay còn gọi là bệnh viêm lợi thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng thường hay gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, cam răng thường có biểu hiện như: Hôi miệng, lợi sưng đỏ, đau chẩy máu, lưỡi trắng, chẩy dãi nhiều, lở loét mùi khó chịu…
Bệnh viên lợi thường hay sẩy ra khi trẻ đang mọc răng hoặc nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng kém vì vậy khi thấy trẻ nhỏ bị viêm lợi nếu chúng ta không có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh cam răng có thể chuyển sang một thể nặng là bệnh cam tẩu mã, thể này không phổ biến nhưng rất nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ chuyển sang thể này là do nhiễm phải một loại vi trùng cấp tính, khi đó bé đau liên tục và giữ dội, miệng hôi.
Nếu chúng ta không điều trị kịp thời cho trẻ, chỗ viêm sẽ lan rộng, gây hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi. Vì thế trong khuôn khổ bài viết này tôi xin giới thiệu và chia sẻ cùng độc giả kinh nghiệm cách điều trị bệnh cam răng ở trẻ nhỏ bằng lá cây cốt khí và lá cây cam sành mà mẹ tôi đã điều trị cho con tôi, các cháu nhỏ và chị hàng xóm khỏi bệnh cam răng bằng cách đơn giản này.
Cây, lá và củ cốt khí được nhiều người biết đến là vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh như: phong tê thấp, đau nhức xương cốt, điều trị viêm gan cấp tính, ho hen suyến và tăng huyết áp.. Còn quả, vỏ cam và lá cam sành có tác dụng tiêu đờm, điều trị táo bón, ho… Bên cạnh đó hai loại lá cây này kết hợp với nhau dùng để điều trị bệnh cam răng (viêm lợi), rất tốt.
Bài thuốc được làm từ lá cây cốt khí và lá cây cam sành để điều trị bệnh cam răng như sau:
Cách điều trị bệnh cam răng
Lấy 50g lá cây cốt khí và 50g lá cây cam sành (lá tươi), về rửa sạch.
- Buổi sáng: Lấy mỗi loại một nửa( tức là mỗi loại 25g) sau đó cho hai loại lá trên vào nồi và đổ thêm 180 ml nước sạch để đun sôi (để nước sôi khoảng 2 phút), sau đó đổ nước ra bát hoặc cốc thủy tinh và đợi cho đến khi nước hơi ấm để ngậm.
- Buổi chiều: Cách làm cũng làm tương tự như cách làm buổi sáng.
Cách dùng cây thuốc
- Buổi sáng: Chia làm 3 lần để ngậm đối với người lớn, ngậm 4 lần đối với trẻ nhỏ, mỗi lần ngậm cách nhau khoảng 1 tiếng.( Đối với người lớn ngậm khoảng 2 phút thì nhổ nước đi, còn đối với trẻ nhỏ thì ngậm khoảng 1 phút thì nhổ đi).
- Buổi chiều: Cách ngậm cũng tương tự như cách ngậm buổi sáng.
Thời gian điều trị: Ngậm trong vòng 1 đến 2 ngày là khỏi.
Lưu ý: Khi ngậm không được để nước nguội, chỉ ngậm khi thấy nước hơi ấm và không được uống.
- Tác dụng của bài thuốc có thể tùy thuộc và cơ địa của mỗi người và theo đông y thì có nhiều loại cam răng khác nhau như: Cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn…Vì vậy không thể dùng một bài thuốc cam cho tất cả các loại cam răng trên.
- Cách dùng trên hiệu quả với cả trẻ em và người lớn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: