Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách giúp chữa trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam đơn giản nhất

Cao chè vằng nguyên chất

Các bài thuốc nam hay giúp chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Theo Bác sĩ dạ dày Phạm Thị Hậu: “Thuốc nam hay được điều chế từ các nguyên liệu thiên nhiên sẽ không gây tích đọng trong cơ thể, lại không ảnh hưởng đến chức năng của gan thận. Vì vậy, người bệnh dùng thuốc nam vừa chữa được bệnh viêm loét dạ dày, vừa bồi bổ, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn”.

Chữa viêm loét dạ dày bằng bắp cải xanh

Bắp cải có hàm lượng nước cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, photpho, sắt… và đặc biệt là vitamin U có tác dụng làm lành vết loét. Do đó, người bệnh hãy tham khảo thực hiện cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng bắp cải này để cải thiện tình trạng bệnh. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bỏ lá bắp cải xanh già bên ngoài, sau đó bóc từng lá đem rửa sạch với nước nhiều lần. Rồi đem trần với nước sôi, vớt ra để ráo nước.
  • Đem giã nát, sau đó lấy gạc sạch lọc lấy nước, mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

Trong nghệ có chất Curcumin là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, làm lành các vết loét dạ dày.

Cách sử dụng: Trước mỗi bữa ăn, lấy một cái cốc sạch cho vào 150ml nước sôi để nguội. Cho ba muỗng cà phê (15g) bột nghệ và một thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Ngoài ra, cam thảo còn tăng quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dày, giúp niêm mạc khỏi acid.

Cách sử dụng: Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút trước người bệnh nên uống một tách trà cam thảo để việc điều trị hiệu quả hơn. Cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn tránh để dạ dày tổn thương thêm.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam

Trong nha đam có chứa các hợp chất như anthracene, aloetic acid, ester cinnamic… có tác dụng làm giảm đau, sát trùng và hạn chế tiết dịch vị dạ dày.

Cách sử dụng: Người bệnh lấy 20g lá nha đam đem xay nhuyễn cùng với 500ml nước đun sôi để nguội, sử dụng nước nha đam thay nước lọc và uống hết trong ngày.

Bệnh nhân kiên trì thực hiện bài thuốc trong 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.

Chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây

Trong chè dây có hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm mạnh, các vết loét sẽ nhanh se lại, hạn chế được viêm niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra chè dây có tác dụng làm hạn chế lượng acid dư thừa trong dạ dày, thanh nhiệt, giải độc gan.

Cách sử dụng: Ngày dùng 60-70 gam pha như chè làm nước giải khát uống hàng ngày. Thời điểm uống trà tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút.

Chữa viêm loét dạ dày bằng lá mơ

Lá mơ ngoài là loại rau ăn sống, nấu chín trong nhiều món ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tại nhà khá hữu ích.

Cách sử dụng: Ngày dùng 20-30g lá mơ, đem rửa sạch, giã nát lá và lấy nước cốt. Uống mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn để cải thiện tình trạng sức khoẻ của dạ dày. Nếu bệnh nặng có thể uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng lá lược vàng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong lá cây lược vàng có các chất flavonoid, quercetin và phytosterol… tất cả các hoạt chất này đều có khả năng giúp làm lành vết thương, vết loét dạ dày, giúp giảm đau, kháng viêm.

Cách sử dụng: Lấy 50- 60 gam lấy lá lược vàng rửa sạch cắt nhỏ rồi bỏ vào hũ thuỷ tinh. Đổ nước sôi ngậm lá, đậy kín hũ rồi ngâm trong 12 giờ. Sau đó thành nhiều phần nhỏ và uống trong ngày cho đến khi hết.

Chữa viêm loét dạ dày bằng lá trầu không

Theo đông y, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn…Đặc biệt trong lá trầu không có chứa các chất tanin, betel phenol có tác dụng làm lành những tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

Cách sử dụng: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi vò nát. Bỏ vào ấm rồi hãm như hãm nước chè. Dùng để uống nước thay nước hàng ngày, uống kiên trì trong 1 tháng bệnh tình sẽ có tiến triển hơn.

Trên đây là những thông tin bổ ích về các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nặng thì cần phải thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bài thuốc đông y dứt điểm viêm dạ dày tá tràng

Việc sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng nhìn chung chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, ít có khả năng dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Mặt khác, với những bệnh nhân ở giai đoạn nặng thì hầu như không có tác dụng gì. Để chấm dứt ám ảnh về viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần đến một phương pháp điều trị an toàn, chuyên sâu và hiệu quả như sản phẩm

là sự kết hợp hoàn hảo của 6 loại thảo dược đặc trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có trong những bài thuốc cổ xưa. Trong đó, mỗi loại lại có vai trò riêng, nhằm mục đích phát huy tối ưu hiệu quả cuối cùng.

  • Nhân trần: Ức chế vi khuẩn Hp tấn công gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Cây chỉ thiên: Thanh nhiệt, giải độc loại bỏ các tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày.
  • Bạch mao căn: Nhân đôi tác dụng của chủ dược, hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư trong dạ dày.
  • Hoàng bá: Loại bỏ các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
  • Kim Ngân Hoa: Tăng cường khả năng kháng viêm, làm se vết loét trên bề mặt niêm mạc.
  • Cối xay: Nhuận tràng, kích thích tiêu hóa đồng thời ngăn chặn tái phát.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: