Theo các nhà khoa học thì các triệu chứng như: ăn nhiều mà vẫn gầy, khát nước nhiều, tiểu nhiều… là những biểu hiện của chứng tiêu khát.
Lúc này, cơ thể người bệnh vì nóng nhiệt, thận âm hư, tân dịch khô nên không hấp thu được tinh hoa của thức ăn, gây tiểu tiện nhiều chất đường và đồng thời sinh ra khát nước (uống bao nhiêu cũng cảm thấy không đủ và uống vào là đi tiểu ngay).
Về nguyên nhân thì chứng tiêu khát có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến, thường được nhắc đến vẫn là: ăn quá nhiều chất béo ngọt, uống quá nhiều bia rượu, tâm lý thất thường, thái quá, tỳ khí hư, thận âm hư…
Còn với bệnh Gút (thống phong) thì cũng do thận và gan yếu nên các thứ tà khí tích tụ gây bế tắc, ứ trệ, làm cho các khớp xương sưng nóng và đau nhức (vận động, co duỗi khó khăn, đau dữ dội về đêm, trời lạnh càng đau…).
Hiện nay, các loại thuốc Tây y đa phần tập trung vào axit uric dư thừa (tạo thành các kết tụ ở xương khớp gây ra bệnh Gút) mà ít khi quan tâm đến chức năng gan, thận của cơ thể. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào biểu hiện thì khó có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này (hiển nhiên, thuốc Tây vẫn có những ưu điểm của nó là nhanh chóng, dễ dùng).
Mặt khác, có những vị thuốc Nam hay vừa giúp giảm đau lại vừa điều trị được cái gốc của bệnh (nằm ở gan, thận, lục phủ ngũ tạng), chẳng hạn như dùng đậu đen, đậu xanh điều trị cả Gút và tiểu đường.
Ngoài ra, ta cũng có thể dùng rau bồ ngót.
Cách dùng rau bồ ngót điều trị tiểu đường
Bài thuốc tôi chia sẻ ở đây có thể hỗ trợ điều trị cả 2 bệnh là tiểu đường và Gút (vì 2 bệnh này đều có nguyên nhân gốc rễ là thận hư yếu sinh ra). Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc Tây của bác sĩ thì vẫn có thể dùng và hỏi bác sĩ xem có kết hợp bài thuốc này được không, nếu kết hợp thì nên uống cách nhau mấy tiếng.
Thực hiện:
Lấy một nắm nhánh và lá bồ ngót, rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố, xay xong thì lược lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống một tách nhỏ (tách uống trà). Nên để thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để không bị ôi thiu.
Sau khi uống, bệnh nhân theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu bệnh cải thiện dần thì giảm thuốc Tây dần cho đến khi không cần dùng thuốc nữa.
Lưu ý: Sau khi uống 15 ngày thì ngưng 1 tuần rồi mới uống tiếp (nếu còn bệnh). Ngoài ra, không được uống nước bồ ngót liên tục quá 2 tháng vì sẽ gây tác dụng phụ, làm hại cơ thể.
Kiêng kị: Phụ nữ mang thai không được dùng vì bồ ngót là loại rau “xổ lòng” cho sản phụ. Động vật đang mang thai cũng không được ăn rau này vì cũng sẽ gây sảy thai.
Thông tin thêm
Với bài thuốc này, ta dùng nhánh và lá bồ ngót (tự trồng hay mua từ chợ đều được nhưng tốt nhất là nên tự trồng). Nếu là rau mua về, không biết có bị phun hóa chất không thì bạn kiểm tra bằng cách này: đem cành và lá rau ngót đi rửa, nếu thấy nước sau khi rửa có màu xanh lá thì dùng, nếu thấy nước có màu đen đen thì không dùng vì rau ấy đã bị nhiễm hóa chất.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: