Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Cách chữa bệnh gút hay hiệu quả bằng rau cần tây hay giản đơn dễ làm

Cao chè vằng nguyên chất

1. Bệnh gout là gì? Triệu chứng

Bệnh gút là một căn bệnh tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh Gout (Gút, thống phong) là một bệnh với những cơn viêm khớp xương tái diễn cấp tính do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương. Khớp xương hay bị bệnh gút nhất là khớp bàn ngón chân cái.

Chữa bệnh Gout bằng rau cần tây

Những khớp khác trong cơ thể cũng có thể bị bệnh gút như khủyu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân… Bệnh gout xảy ra nhiều ở nam giới, khoảng 20 lần nhiều hơn so với nữ giới. 90 phần trăm bệnh nhân là nam giới trên 40 tuổi.

Bạn nên tham khảo bài viết: Triệu chứng bệnh Gout để tìm hiểu rõ hơn dấu hiệu nhận biết bệnh này.

2. Tác dụng của cần tây đối với việc điều trị Gout

Rau cần tây là một thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng, trong cần tây có lượng lớn chất kích thích tố và tinh dầu, nên được đánh giá là một thảo dược quan trọng. Nếu các bạn muốn biết thêm  tác dụng của rau cần tây, Các bạn có thể tham khảo thêm rau cần tây có tác dụng gì để biết thêm chi tiết.

Chữa bệnh Gout bằng rau cần tây

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Điểm đặc biệt nữa là trong thành phần của rau cần tây có chứa hàm lượng chất kiềm dồi dào. Chính lượng chất kiềm này có tác dụng tuyệt vời trong việc trung hoà acid trong máu và làm giảm nồng độ acid uric trong máu, vì thế sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau sưng khớp do bệnh gout gây ra, hỗ trợ điều trị gout và cả phong thấp rất tốt.

3. Cách sử dụng cần tây chữa bệnh gout

Cách 1, dùng nước ép rau cần tây: Đây được xem là bài thuốc đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Bạn lấy 1 nắm cần tươi đem rửa sạch, có thể ngâm qua với ít muối trắng cho diệt khuẩn. Vớt ra cắt nhỏ xay và ép lấy nước cốt. Cho thêm một ít mật ong hoặc đường mạch nha vào đem đun cho nóng rồi uống.

Cách 2, sắc nước cần tây uống: cụ thể người bệnh lấy cả thân cây rau cần đem cắt đốt ngón tay, đổ vào 3 bát con nước, sắc nước lấy một bát đem chia uống ngày 3 lần giúp giảm nguy cơ các cơn gout cấp tái phát.

Cách 3, làm món cần tây xào: nếu chán uống, người bệnh có thể thay đổi bằng cách dùng rau cần xào với thịt hoặc nấu canh. Cách này vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà cho hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua.

4. Những lưu ý khi chữa bệnh gout với cần tây

  • Cần tây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc, đồng thời đòi hỏi cần phải kết hợp với nhiều biện pháp khác mới đem lại hiệu quả cao. Do đó không nên phụ thuộc hoàn toàn vào loại rau này.
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng quá nhiều cần tây khi bị gout bởi thực tế cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cần phải biết cách sử dụng điều độ và đúng cách để có hiệu quả.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng cần tây để chữa bệnh gout.
  • Đảm bảo chất lượng rau cần tây dùng chữa gout phải là rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có thuốc trừ sâu và hoá chất. Bởi việc dùng rau cần có hoá chất và thuốc, không rửa sạch khi ăn vào càng khiến bệnh thêm nặng hơn.

4. Các tác dụng khác của cần tây đối với sức khỏe

Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.

Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

5. Người bệnh Gout nên kiêng ăn gì và ăn gì?

Thực phẩm người bị gout nên kiêng?

Purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, bạn nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên tránh dùng:

  • Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
  • Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
  • Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
  • Hải sản: sò điệp, cua, tôm
  • Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
  • Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
  • Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không nhiều purine hoặc fructose, nhưng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Thực phẩm người bệnh gout nên ăn?

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
  • Các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
  • Các loại thảo mộc và gia vị
  • Dầu thực vật
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: