Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Các món ăn và bài thuốc nam hay giúp bổ giúp mạnh gân cốt

Cao chè vằng nguyên chất

1. Thảo dược mạnh gân cốt nào tốt nhất?

  • Đương quyRượu Đương Quy có tác dụng hòa huyết bền gân khỏe xương, chữa mọi chứng điều hòa kinh nguyệt, huyết hư, hư lao, nội thương phiền khát.

    Cách chế: Đương Quy loại tốt mềm thơm thái lát khoảng 100g, Hoàng Kỳ 40g ngâm với 1 lít hoặc hơn, 2 – 3 tuần sử dụng.

  • Ngưu tấtRượu Ngưu Tất có tác dụng mạnh gân cốt, khỏi tê bại, bổ hư tổn, trừ sốt rét, thủy thũng.

    Cách chế: Ngưu Tất cắt nhỏ cho vào túi vải ngâm rượu dùng dần.

  • Hà Thủ Ô

Hà Thủ Ô có tác dụng bổ tinh, hồi xuân, giúp cơ thể lâu lão hóa, tăng tuổi thọ, mạnh gân cốt. Có thể dùng như sau: Hà Thủ Ô 150g, và 200g đường phèn, một lít rượu gạo trắng loại ngon. Cho tất cả vào bình, đậy kín để nơi thoáng mát trong nhà. Độ hai tháng sau khi chất thuốc, đường phèn hòa tan hết vào rượu, thì đem lọc bỏ bã, lấy nước. Mỗi ngày dùng 1-2 cốc nhỏ. Nếu cay nồng quá, có thể pha thêm nước hoa quả hay nước để cho loãng bớt, dễ dùng.

  • Ngũ Gia Bì

Thuốc nam hay là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân…Theo tài liệu cổ, Ngũ Gia Bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.

Ngày dùng 6 -12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Rượu Ngũ Gia Bì có thể làm bằng cách: Ngũ Gia Bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 1 cốc con vào buổi tối trước bữa cơm chiều, chữa đau người, đau lưng, đau xương.

2. Những thực phẩm mạnh gân cốt không thể bỏ qua

Ăn gì mạnh gân cốt là một thắc mắc thường gặp đối với những người bị bệnh về gân cốt. Để có gân cốt chắc khỏe, bạn có thể bổ sung một số món ăn dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình.

  • Món 1: Ba Kích nấu xương bò

– Chuẩn bị: 500g xương bò, 30g Ba Kích, nước dùng vừa đủ.

– Cách thực hiện: Xương bò sau khi rửa sạch thì đem luộc qua nước sôi, sau đó vớt ra để ráo. Tiếp đến, cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước dùng vừa đủ, đun trên lửa to, sau đó chuyển lửa nhỏ dần, hầm liên tục trong 3 giờ đồng hồ, nêm gia vị vừa ăn là có thể dùng được.

– Công dụng: Xương bò rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, có tác dụng cường gân cốt, bổ thận tráng dương. Ba Kích có công dụng bổ thận, kiện gân cốt.

  • Món 2: Gà hầm thuốc bắc

– Chuẩn bị:10 quả táo Tàu, 10g Long Nhãn, 10g Kỷ Tử, 5g Tam Thất, một con gà trống đen hoặc gà non tơ.

– Cách thực hiện: Làm sạch gà, bỏ ruột. Tam thất thái nhỏ, sau đó cho các nguyên liệu còn lại trộn đều ới chút muối, gừng tươi tươi thái nhỏ rồi nhồi vào bụng gà sau đó đem đi hấp cách thủy cùng các vị thuốc trên đến khi gà chín là được.

– Công dụng: Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, không chỉ có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ điều trị chứng đau lưng, đau nhức xương khớp mà còn được dùng trong tẩm bổ, giúp hồi phục sức khỏe, mạnh gân cốt.

  • Món 3: Đỗ Trọng hầm đuôi heo

Trong Đông y, Đỗ Trọng được xem như một vị thuốc quý, có tác dụng bổ thận, bồi bổ mạnh gân cốt. Có thể chữa được các bệnh đau lưng, đau mỏi gối, còi xương ở trẻ và nhiều chứng bệnh xương khớp khác rất hữu hiệu.

– Chuẩn bị: 30g Đỗ Trọng, 1 cái đuôi heo (có thể thay thế bằng 300g xương heo), 100g đậu đen

– Cách thực hiện: Hầm 3 nguyên liệu này như cách hầm xương thông thường. Hầm thật nhuyễn, nêm nếm vừa ăn. Mỗi tuần dùng từ 1 – 2 lần giúp điều trị các bệnh đau lưng, đau xương khớp, vừa giúp bồi bổ mạnh gân cốt hữu ích.

– Công dụng: Không chỉ bồi bổ mạnh gân cốt, món Đỗ Trọng hầm đuôi heo và đậu đen còn là món ngon giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và có lợi cho hệ tiêu hóa.

  • Món 4: Hạt dẻ hầm thịt lợn

– Chuẩn bị: 50g hạt dẻ, 200g thịt nạc thăn, gừng tươi và nước dùng vừa đủ

– Cách thực hiện: Rửa sạch thịt heo rồi đem thái thành từng miếng nhỏ. Hạt dẻ bỏ vỏ. Xào thịt heo tái qua rồi cho hạt dẻ vào và hầm cho đến khi chín nhừ thì nêm nếm cho vừa ăn. Dùng nóng sẽ ngon hơn

– Công dụng: Trong Đông y, hạt dẻ có tác dụng ích tỳ, bổ thận. Kết hợp với xương hoặc đuôi heo sẽ hỗ trợ bồi bổ mạnh gân cốt rất hay. Không chỉ vậy, đây còn là bài thuốc trị chứng đái dầm, hay tiểu đêm và xuất tinh sớm cho cánh mày râu hiệu quả.

  • Món 5: Thịt dê nấu Nhục Thung Nhung

– Chuẩn bị: 200g thịt dê, 500g xương dê, 20g Ba Kích, gừng tươi, gia vị nêm nếm đủ dùng.

– Cách thực hiện: Xương dê sau khi rửa sạch thì chặt thành từng khúc nhỏ, thịt dê thái miếng dày, các vị thuốc trên rửa sạch. Xương dê luộc qua nước sôi, thịt dê luộc sơ cho chín tái. Vớt thịt và xương dê cho vào một cái nồi khác, thêm các vị thuốc trên vào và hầm đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn là dùng được.

– Công dụng: Món ăn này có tác dụng kiện gân cốt, người có thân thể yếu, bị liệt dương hay đại tiện táo.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu từ các món ăn bài thuốc giúp bồi bổ mạnh gân cốt, mỗi tuần chỉ nên ăn những món này tối đa 2 lần. Một phần là để không bị ngán, có thể duy trì lâu dài. Một phần là vì bất cứ món ăn nào, dinh dưỡng nào thì cũng cần vừa đủ, sử dụng quá nhiều sẽ không tốt.

Bên cạnh việc bồi bổ mạnh gân cốt bằng các món ăn trên thì mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách:

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức và đúng cách

– Có lối sống lành mạnh, không tình dục quá độ, không rượu chè say xỉn, không hút chích…

– Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

– Uống đủ nước mỗi ngày và đi ngủ sớm

– Khám và chữa bệnh khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Trên đây là các món ăn và bài thuốc từ thảo dược giúp bồi bổ mạnh gân cốt tương đối dễ thực hiện và khá thông dụng. Hi vọng mọi người sẽ luôn có một sức khỏe tốt!

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: