Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi. Bệnh cũng gặp ở những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Đây là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…
Hiện nay có rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Cùng tham khảo 6 loại cây thuốc nam dưới đây nhé.
Cây dây đau xương:
– Cây dây đau xương còn có tên gọi khác là cây Thân cân đằng, Khoan cân đằng, Tục cốt đằng.
– Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)
– Bộ phận dùng: dây và lá. Khi dùng làm thuốc thu hái thân già, thái nhỏ phơi khô.
– Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính mát. Cây dây đau xương có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống.
– Công dụng: Thường dùng chữa tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra còn chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.
Cây cỏ xước:
– Tên gọi khác: Nam ngưu tất.
– Tên khoa học: Achyranthes aspera L, họ rau dền (Amarantheceae).
– Bộ phận dùng: Toàn thân, chủ yếu là rễ. Thu hái, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
– Tính vị, tác dụng: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu viêm.
– Công dụng: Cỏ xước chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét
Lá lốt
– Cây lá lốt còn có tên gọi khác là Tất bát
– Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.
– Bộ phận dùng: toàn cây, thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
– Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
– Công dụng: Dùng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
Cây đơn châu chấu:
– Có tên gọi khác là cây Cuồng, Đinh lăng gai, Độc lực.
– Tên khoa học: Aralia armata, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae
– Bộ phận dùng: Rễ, cành, lá, vỏ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae.Rễ thu hái, rửa sạch phơi khô. Lá non thường dùng tươi.
– Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc.
– Công dụng: Thường dùng chữa viêm khớp, phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày.
Cây huyết đằng:
– Tên gọi khác là Hồng đằng, Dây máu.
– Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata, thuộc họ Huyết đằng – Sargentodexaceae.
– Bộ phận dùng: Thân dây – Caulis Sargentodoxae, cũng có thể dùng rễ. Thu hái thân, chặt ra từng đoạn dài, để 3 – 5 ngày cho se bớt. Sau đó rửa sạch., thái miếng phơi khô.
– Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong.
– Công dụng: Chữa phong thấp, đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.
Cây xấu hổ đỏ:
– Tên gọi khác: Cây thẹn, Cây mắc cỡ, Cây Trinh Nữ
– Tên khoa học : Mimosa pudica L, thuộc họ Mimosaceae
– Bộ phận dùng: Rễ, được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc.
Việc ăn các loại nội tạng động vật ở Việt Nam khá phổ biển. Tuy nhiên, mọi người lại không biết rằng những nguy hiểm tiềm tàng khi ăn các loại thực phẩm đó. 9 loại thực phẩm giúp giải độc gan bảo vệ sức khoẻ Bạn có đang hiểu…
– Tính vị, tác dụng: Xấu hổ đỏ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm.
– Công dụng: Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, chữa phong thấp, nhức xương, chân tay tê bại.
Cây thuốc có hiệu quả cao với bệnh Ung thư
Cây bán chi liên
Cây bán chi liên hay cỏ đa niên, hoàng cầm râu một vị thuốc nam mọc nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Cây là một vị thuốc được dùng nhiều trong Y học cổ truyền làm thuốc xổ tiêu và tẩy độc. Chính tác dụng xổ tiêu và tẩy độc của cây bán chi liên mà ngày nay cây được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị Ung thư, giúp tiêu xổ U bướu.
Bán chi liên thường được dùng kết hợp với cây Bạch hoa xà thiệt thảo và cây xạ đen (những vị thuốc có tác dụng tiêu khối u) mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.
Bạch hoa xà thiệt thảo
Cây bạch hoa xà thiệt thảo, một vị thuốc mọc hoang rất nhiều ở hầu hết các vùng miền trên cả nước, cây mọc nhiều ở những nơi có độ ẩm cao như: Chân tường, ven hàng dào và ngoài bờ ruộng.
Là vị thuốc có tác dụng lợi niệu, tiêu Ung thũng u bướu, giải độc cơ thể. Do vậy dân gian thường dùng cây Bạch hoa xà thiệt thảo kết hợp với bán chi liên và cây xạ đen (một vị thuốc có tác dụng xổ tiêu chất độc) để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ba vị thuốc bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo và cây xạ đen tỏ ra vô cùng hiệu quả khi kết hợp với nhau. Y học cổ truyền Trung Quốc liệt kê các vị thuốc này là những vị thuốc đầu bảng trong bài thuốc nam hỗ trợ điều trị Ung thư nổi tiếng ở Trung Quốc.
Cây xạ đen
Xạ đen là cây thuốc nam được sử dụng trong phạm vi nhân dân, y học cổ truyền có ít thông tin về cây xạ đen nhưng nó lại là một vị thuốc được lưu truyền và sử dụng trong đồng bào người Mường Hòa Bình từ hàng trăm năm trước và còn có tên là cây ung thư.
Một số bệnh nhân Ung thư có sự chuyển biến rõ rệt sau khi sử dụng bài thuốc Cây xạ đen từ một bà mế người Mường. Thông in ấy đã thu hút nhiều nhà khoa học. Năm 2002, sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng về cây thuốc này Giáo sư Lê Thế Trung – nguyên Giám đốc Học viên quân y đã được nhà nước công nhận công trình nghiên cứu về “Cây xạ đen và hiệu quả điều trị bệnh Ung thư”, công trình nghiên cứu của Giáo sư Trung từ đó đến nay đã mở ra những niềm hy vọng mới cho bệnh nhân Ung thư.
Trị tiểu đường bằng các cây thuốc nam
Dây thìa canh còn có tên gọi khác là dây muối hay lõa ti rừng, thường phân bố và mọc nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Cây thuốc này đã trải qua hàng chục công trình nghiên cứu và được coi là cây thuốc nam mang tính đột phá trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là cây thuốc Nam chữa bệnh tiểu đường được đánh tốt nhất trong các loại thực phẩm, đặc biệt với bệnh tiểu đường type 2.
Một giấc ngủ có thể giúp cơ thể bạn phục hồi, xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, để có một giấc ngủ ngon đối với một số người có thể rất khó khăn, không ngon giấc. Nhưng với những thực phẩm sau sẽ…
Từ xưa, chuối hột đã được xem như là vị cứu tinh của nhiều bệnh nhân tiểu đường.
Lá nếp là một trong các vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để hạ đường huyết, vì trong lá nếp chứa một số chất chống oxy hóa tự nhiên và kích thích tiết insulin.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: