Những tác dụng bổ thận:
Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, sinh địa và thục địa đều là thần dược để chữa bệnh về huyết, nhưng sinh địa thì mát huyết, người nào huyết nhiệt nên dùng, thục địa ôn và bổ thận, người huyết suy nên dùng.
Cũng theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, thục địa bổ tinh tủy, nuôi can thận, sáng tai mắt, đen râu tóc là thuốc tư dưỡng, cường tráng. Những người thần trí lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng thục địa.
Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.
Y học hiện đại nhận thấy, địa hoàng (sinh địa, thục địa) có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm…
Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn (thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)…
Bào chế công phu.
Trên thị trường, thục địa cũng dược chế biến từ củ sinh địa và cũng có màu dược liệu là đen nhưng độ tin cậy không cao, có nơi dùng rỉ mật mía để tẩm ướp thay vì chế biến theo quy trình công phu mà người xưa gọi là cửu chưng, cửu sái.
Để bốc thuốc cho bệnh nhân, chúng tôi tự mua dược liệu về và chế biến thành thục địa, theo hướng dẫn của tài liệu cổ và kinh nghiệm lâu năm của bản thân. Bởi vì, chất lượng thuốc có ý nghĩa quan trọng, quyết định “thành bại”, hiệu quả điều trị.
Củ địa hoàng khi mua về được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cứ 10kg sinh địa cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ từ 200 – 2200c. Nấu nồi áp suất giúp dược liệu giữ được tinh dầu, hương vị. Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra để nguội, phơi khoảng 2 – 3 ngày cho khô. Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, rồi đưa đi ủ vào số thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số thục địa và nước dịch còn lại vào nồi áp suất… Quy trình nấu thuc địa như vậy lặp đi, lặp lại khoảng 4 – 5 lần là được. Lần cuối cùng dược liệu được phơi hoặc sấy khô. Chu trình nấu khoảng 15 ngày cho một mẻ dược liệu, thành phẩm là thục địa màu đen huyền, cứng và dẻo (khi gặp không khí), thơm.
Thục địa qua chế biến như vậy mới trở nên bổ thận, không còn tính nê trệ của sinh địa nữa.
Bài thuốc dùng thục địa
Những bài thuốc nam hay của tôi (dựa trên cổ phương và sự nghiên cứu của bản thân trên sách vở cùng kinh nghiệm lâm sàng) dùng chữa các trường hợp vô sinh – hiếm muộn nam, nữ thường có vị thục địa.
Cụ thể bài thuốcbổ thận sinh tinh nam: Thục địa 100g, nhục thung dung 50g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 500g, đảng sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g.
Tóm lại, vị thuốc thục địa rất quan trọng trong những phương thuốc giúp bổ thận, bổ khí huyết, sinh tinh (nam giới), điều kinh (nữ giới), qua đó giúp người bệnh có thể có con, hồi phục sức khỏe.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: