Thông thường, cây cẩm cù chỉ được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, trên thực tế, toàn cây của nó đều có thể dùng làm thuốc (đặc biệt là lá).
Đặc điểm
Cây cẩm cù có tên khoa học là Hoya carnosa, thuộc họ Thiên lý. Đây là loại dây leo bằng thân quấn và có lá khá gọn gàng, thưa hơn so với các loại hoa khác.
Hoa của cây mọc thành chùm xinh xắn, có màu hồng nhạt và cuống cụm hoa khá cứng. Đặc biệt, hoa này giữ được nét tươi khá lâu nên rất hợp với làm cảnh trang trí (2).
Công dụng làm thuốc của cây cẩm cù
Toàn cây cẩm cù đều có thể dùng làm thuốc và theo thuocnam.mws.vn thì nó có các công dụng sau:
Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 60 – 90 g toàn cây tươi, giã nát rồi lấy nước chiết uống.
Bên cạnh đó, dân gian còn dùng toàn cây cẩm cù tươi, giã nát rồi đắp lên chỗ bầm tím do đòn ngã tổn thương hoặc đắp lên vùng da bị viêm mủ, đinh nhọt (2).
Riêng với lá cẩm cù, dân gian còn dùng nó trong các bài thuốc sau:
- Điều trị viêm tinh hoàn: lấy từ 60 – 90 g lá tươi, rửa sạch, nghiền nát ra rồi nấu sôi và chắt lấy nước uống.
- Điều trị viêm phế quản và viêm phổi nhẹ: lấy 60 – 90 g lá tươi, rửa sạch, sau đó giã nát ra và vắt lấy chất dịch, hòa với một ít mật ong rồi uống (nếu không có mật ong thì nấu lấy nước uống) (2).
Một số nghiên cứu về cây cẩm cù
Theo tạp chí Biomedical and Pharmacology Journal, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cây cẩm cù có hoạt tính kháng khuẩn, giúp chống lại vi khuẩn Staphylococcus và Pseudomonas aeruginosa (3).
Bên cạnh đó, theo tạp chí Biomedical & Pharmacology Journal, chiết xuất etanol từ lá cây này cũng có tác dụng kháng khuẩn và tác động đến bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa gây ra (ở Bali, dân gian cũng cùng lá cây điều trị viêm tai giữa) (4).
Phân biệt
Cây cẩm cù được nói đến trong bài viết này khác với các loại khác cũng được trồng làm cảnh:
- Cẩm cù nhiều hoa (có tên khoa học là Hoya multiflora), lá cây thuôn dài và hoa màu vàng nhạt. Ở Indonesia, dân gian dùng lá cây này điều trị tê thấp bằng cách giã nát rồi đắp lên.
- Cẩm cù sậm (có tên khoa học là Hoya fusca), thân dây không có lông và lá cây thuôn dài, hoa có màu vàng và màu hồng. Ở Trung Quốc, toàn cây này được dùng làm thuốc trong trường hợp đòn ngã tổn thương.
- Cây cẩm cù lá dày (có tên khoa học là Hoya diversifolia), lá cây dày, nhiều nạc và cuống hoa có lông mềm. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia thì lá cây này có thể giúp giảm đau thấp khớp (bằng cách nấu nước để tắm – tắm nước ấm).
- Cẩm cù lông (hay còn gọi là Tú cù, có tên khoa học là Hoya villosa), cành cây phủ đầy lông màu vàng và mặt dưới lá cũng có lông màu vàng hoặc màu hung hung. Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc thì dây và lá của cây có công dụng điều trị phong thấp tê đau.
- Cẩm cù xoan ngược (có tên khoa học là Hoya obovata), lá có hình trái xoan ngược, hơi nhọn về gốc nên gần giống với hình trái tim, hoa màu trắng hoặc hồng nhạt. Ở Campuchia, có nơi người ta dùng nhựa cây này làm lành vết thương ngoài da do dao gươm chém (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: