Mô tả cây thuốc
Là loại cây nhỏ sống hàng năm, thường cao khoảng 1 – 3 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, lá và thân có nhựa màu trắng như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng hoặc tím.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.
- Đây là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được.
- Thường thì nhân dân ta hái lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần, không cần chế biến gì đặc biệt.
Tính vị
Cây bồ công anh có tính mát, vị hơi đắng. Vào cá kinh tâm, can, thận. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm.
* Công dụng chính của cây Bồ công anh
- Bồ công anh Việt Nam là một cây vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để điều trị bệnh sưng vú, tắc tia sữa.
- Rễ cây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của khối U, thường dùng làm thuốc điều trị bệnh Ung thư (Đặc biệt là ung thư máu)
- Thường được kết hợp với các cây thuốc nam khác để điều trị bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết.
- Giải độc mát gan, lợi mật, tăng bài tiết dịch mật.
- Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt.
- Điều trị rắn độc cắn.
Đối tượng sử dụng:
- Bệnh nhân Ung thư (Ung thư gan, ung thư máu, u dạ dày, u vú)
- Bệnh nhân viêm túi mật, polyp túi mật
- Bệnh nhân viêm gan B, men gan cao, suy giảm chức năng gan
- Người bị đau dạ dày
- Người mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa kém
- Người bệnh tiểu đường
- Người bị mụn nhọt, xưng đau, rắn cắn.
- Phụ nữ bị tắc tia sữa.
Liều dùng
- Liều dùng hàng ngày khoảng 20-40 g lá tươi hoặc 10-15 g lá khô (hay cành và lá khô).
- Ta có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như ( Lá khôi, chè dây, khổ sâm ).
- Thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống.
- Nếu dùng giã nát đắp ngoài thì không kể liều lượng.
Cách dùng cây bồ công anh Việt Nam
Dưới đây là những cách dùng cây bồ công anh dựa theo kinh nghiệm dân gian:
- Hỗ trợ điều trị Ung thư: Rễ bồ công anh 20g, lá bồ công anh 20g, cây xạ đen 40g sắc với 1 lít nước uống hàng ngày
- Điều trị sưng vú, tắc tia sữa: Lấy 20g lá bồ công anh khô đun nước uống hàng ngày. Hoặc lấy 30-40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ.
- Điều trị ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá bồ công anh khô 10-15 g; nước 600 ml (khoảng 3 bát con); sắc còn 200 ml (1 bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút); uống liên tục trong vòng 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.
- Điều trị đau dạ dày:Lá bồ công anh khô 20g, khôi tía khô 15g, khổ sâm khô 10g. Đun với khoảng 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 400l thì chắt nước uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó kiên trì quay vòng uống như trên đến khi khỏi. ( Theo Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004)
- Điều trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Sau khi hút hết độc tố, lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm chút muối đắp lên vùng da có mụn (da bị rắn cắn) rồi buộc lại bằng vải mỏng. Mỗi ngày một lần, làm cách trên liên tục trong 1 tuần.
- Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật: Dùng lá bồ công anh phơi khô 30g/ngày pha nước uống hàng ngày như trà.
- Tiểu đường: Dùng 35g cây khô hãm nước uống hàng ngày.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: