Bí đỏ kỵ với gì?
Bí đỏ kỵ với những người đang mắc các chứng sau đây:
- Kỵ người bị vàng da: bí đỏ – bí rợ – bí ngô chứa nhiều tiền sinh tố A, vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ bị tác dụng phụ là vàng da và với người đã bị vàng da sẵn thì nó càng làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
- Kỵ người bị tiêu chảy, tiêu hóa kém: nếu ăn thì sẽ khiến cho tiêu chảy nặng hơn hoặc dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Kỵ người bị hay bị đau nhức gót chân (tức là bệnh cước khí).
- Kỵ với phụ nữ sau khi đang bị sốt.
Bên cạnh đó, bí đỏ còn kỵ các món ăn sau đây:
- Bí đỏ kỵ giấm: Vâng, nhiều người làm gỏi bí đỏ ăn sống và nêm giấm vào. Cách chế biến này có 2 sai lầm: 1 là bí đỏ không nên ăn sống vì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa; 2 là bí đỏ kỵ giấm, nếu chế biến cùng sẽ làm triệt tiêu dinh dưỡng có trong bí đỏ (giấm chứa nhiều axit axetic, sẽ triệt tiêu một số dưỡng chất có trong thịt bí).
- Bí đỏ kỵ các thực phẩm giàu vitamin C: Bí đỏ có chứa một loại enzyme có tác dụng phân giải vitamin C, vì vậy, bạn không nên ăn bí đỏ – bí rợ – bí ngô… cùng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, cải bó xôi, súp lơ xanh… vì sẽ làm uổng phí hàm lượng vitamin C có trong đó.
- Bí đỏ – bí rợ – bí ngô kỵ khoai lang: Bí đỏ và khoai lang đều có tính bổ, giúp nhuận tràng nhưng lại dễ gây nghẹn ở cổ và ứ hơi trong đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu ăn hai món này cùng bữa ăn thì sẽ dễ gây ợ chua, chướng bụng, đau bụng…
- Bí đỏ kỵ thịt cá lạt: Bí đỏ có tính bổ và thịt cá lạt cũng vậy. Được biết, thịt cá lạt là loại thịt chứa nhiều đạm chất lượng cao, ngoài ra còn chứa các axit béo chưa bão hòa, DHA, vitamin A và vitamin D. Vì vậy, nó giúp bổ gan, bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược cũng như giúp lợi sữa ở các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu chế biến cá lạt cùng bí đỏ hoặc ăn cùng món ăn có bí đỏ thì sẽ gây hại cho cơ thể.
- Bí đỏ kỵ thịt dê: Theo thuocnam.mws.vn, bí đỏ – bí rợ – bí ngô và thịt dê đều có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn hai món này trong cùng một buổi thì sẽ dễ bị đầy hơi, táo bón. Vì vậy, người đang bị nóng trong người, táo bón nên tránh kết hợp hai món này.
- Bí đỏ kỵ chanh: Nếu kết hợp cùng thì sẽ dễ bị đau bụng.
- Bí đỏ kỵ cá hố: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Bí đỏ hợp với gì?
Bí đỏ hợp với người bị tiểu đường, béo phì, viêm loét chân, nhiễm giun sán, viêm loét bao tử, u xơ tuyến tiền liệt và xơ vữa động mạch.
Với những trường hợp này thì mỗi tuần ăn bí đỏ 1 hoặc 2 lần (nấu canh hoặc xào) đều giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Hiển nhiên, bạn cũng cần điều trị bệnh và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì bí đỏ chỉ có tác dụng hỗ trợ thôi, bạn nhé!
Trong chế biến và kết hợp ăn uống, bạn có thể kết hợp bí đỏ với các món sau đây:
- Kết hợp bí đỏ với nha đam trong bữa ăn: giúp trắng da, giảm béo, ngăn ngừa lão hóa.
- Kết hợp bí đỏ với táo đỏ: giúp bổ dưỡng, dễ tiêu và phòng ngừa bệnh trĩ.
- Kết hợp bí đỏ với hạt sen: giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh mạch vành, béo phì và táo bón, ngoài ra còn giúp tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể.
- Kết hợp bí đỏ với đậu xanh: giúp thanh nhiệt giải độc, hạ đường huyết, giải khát và thúc đổ mồ hôi.
- Kết hợp bí đỏ với thịt heo: giúp giảm đường huyết và bồi bổ sức khỏe tổng thể.
- Kết hợp bí đỏ với củ mài: giúp sức khỏe kiện toàn.
Ăn bí đỏ có tác dụng gì?
Ăn bí đỏ mang lại nhiều công dụng quý cho sức khỏe như:
- Giúp giải độc cơ thể, tốt cho gan thận.
- Giúp sát trùng hệ tiêu hóa.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Giúp bổ não và bồi bổ sức khỏe tổng thể.
Cuối cùng, khi mua bí đỏ, bạn nên chọn những quả còn non vì chúng nhiều dưỡng chất hơn và ít bị xơ hóa. Ngoài ra, bạn nên chọn những quả nặng, cuống còn mới (không nên mua những quả đã có chỗ bị thối, mốc trắng… vì giá trị dinh dưỡng của những quả đó đã bị giảm rất nhiều).
Cuối cùng, nếu bạn tự trồng được những quả bí đỏ cho mình thì khi chế biến, bạn nên để cả vỏ hoặc gọt nhẹ lớp vỏ bên ngoài thôi nhé (vì vỏ bí chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe) (1).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: