Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? Nên ăn lúc nào?

Cao chè vằng nguyên chất

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có tốt không?

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn. Theo ước tính, nước ta có khoảng 70% dân số gặp phải tình trạng này. Đau dạ dày thường bùng phát sau khi ăn no hoặc khi bụng đói, mức độ cơn đau tăng lên đáng kể khi sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống kích thích. Do đó, người gặp phải các vấn đề về dạ dày cần kiêng cữ một số loại thực phẩm trong thời gian điều trị để tránh cơn đau bùng phát.

“Bị đau dạ dày có nên ăn sữa không?” là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi sữa chua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua chứa một lượng axit nhất định nên nhiều bệnh nhân lo lắng dạ dày bị kích thích và bùng phát cơn đau khi bổ sung.

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày và gặp phải các vấn đề tiêu hóa khác hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày. Sữa chua cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin nhóm B, protein, mangan, selen, magie, sắt, vitamin A, C, E, Omega 3, 6,… Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, sữa chua giúp phục hồi sức khỏe và cải thiện tình trạng suy nhược sụt cân ở bệnh nhân bị đau dạ dày cấp và mãn tính.

Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng

Ngoài ra, sữa chua còn có nhiều tác dụng với bệnh nhân bị đau dạ dày như:

  • Giảm đau dạ dày: Có thể thấy, sữa chua có kết cấu mềm mịn, vị ngọt thanh, mát và dễ tiêu hóa. Khi bổ sung sữa chua, cảm giác đau và nóng rát ở vùng thượng vị sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Ngoài ra, dùng sữa chua vào các bữa ăn phụ còn giúp hấp thu axit dư thừa và hạn chế cơn đau cùng với một số triệu chứng khác bùng phát.
  • Ổn định hoạt động tiêu hóa: Sữa chua là nguồn cung cấp probiotic (lợi khuẩn) dồi dào cho cơ thể. Lợi khuẩn có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Ngoài ra, bổ sung probiotic còn có tác dụng tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và phục hồi thể trạng cho bệnh nhân bị đau dạ dày.
  • Ức chế vi khuẩn Hp: Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản,… Các lợi khuẩn trong sữa chua có thể ức chế hoạt động của hại khuẩn Hp, từ đó giảm nhẹ cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Một số lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng tiết ra kháng thể tự nhiên interferon gamma. Kháng thể từ sữa chua giúp củng cố chức năng của hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Tăng vị giác, giảm tình trạng chán ăn: Chán ăn là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, sữa chua còn có tác dụng kích thích vị giác và tăng cảm giác thèm ăn. Do đó, bệnh nhân bị đau dạ dày nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để ăn uống ngon miệng hơn, tránh tình trạng suy nhược và sụt cân do bệnh kéo dài.

Có thể thấy, sữa chua mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và người bị đau dạ dày nói riêng. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện sức khỏe, ổn định hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên như đã đề cập, sữa chua chứa một lượng nhỏ axit lactic nên có thể gây xót ruột và khó chịu dạ dày nếu bổ sung không đúng cách. Vì vậy, bệnh nhân cần dùng thực phẩm này vào thời điểm thích hợp để tránh kích thích lên dạ dày, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tối đa vi chất dinh dưỡng và lợi khuẩn.

Người bị đau dạ dày ăn sữa chua lúc nào?

Nên ăn sữa chua vào thời điểm nào là vấn đề được không ít bệnh nhân quan tâm. Bởi việc sử dụng sữa chua vào lúc không phù hợp có thể gây kích thích tới các ổ viêm loét và làm cho cơn đau ở khu vực thượng vị bị tái phát. Ngoài ra, khả năng hấp thụ các dưỡng chất của cơ thể cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu bạn dùng sai thời điểm.

Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, người bị bệnh đau dạ dày nên ăn sữa chua vào những thời điểm như sau:

Sử dụng sữa chua sau khi ăn

Sau bữa ăn khoảng từ 1 tới 2 giờ đồng hồ sẽ rất thích hợp để bệnh nhân ăn sữa chua. Lúc này, lượng axit ở trong dạ dày sẽ rất thấp nên các probiotic sẽ không bị tiêu diệt, qua đó có thể dễ dàng di chuyển tới ruột hơn. Đặc biệt, ở thời điểm sau khi ăn này, độ pH trong dạ dày tương đối cao nên sẽ ít bị tác động gây ra những cơn đau khi bạn nạp axit lactic.

Đồng thời, khi chúng ta bổ sung sữa chua vào thời điểm này cũng sẽ hạn chế được cảm giác đói bụng ở giữa những bữa ăn. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm hiện tượng đau và một số triệu chứng khác của bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thêm, sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 giờ cũng rất thích hợp để chúng ta dùng các loại trái cây. Do vậy, người bệnh có thể ăn kèm sữa chua với trái cây để bổ sung thêm vi chất, năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Ăn sữa chua trước lúc đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng

Những bệnh nhân bị đau dạ dày đều thường gặp tình trạng nóng rát và đau vùng thượng vị vào buổi đêm. Tình trạng này xảy ra bởi dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức dẫn tới kích thích những ổ viêm loét và gây ra rối loạn nhu động ruột. Vì vậy, để hạn chế những cơn đau, bệnh nhân có thể dùng sữa chua trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Tuy rằng sữa chua có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng cũng rất dễ tiêu hóa, vì vậy sẽ không làm gia tăng áp lực lên trên dạ dày. Người bệnh cũng chỉ nên dùng khoảng 80 đến 100g sữa chua cùng với một số loại hạt hoặc ngũ cốc trước khi đi ngủ để giảm cơn đói và ngăn chặn cơn đau.

Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ là thời điểm thích hợp để bổ sung sữa chua

Cách lựa chọn sữa chua cho người bị đau dạ dày

Nếu có thời gian, bệnh nhân có thể tự chế biến sữa chua bằng sữa bò tươi để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và nguồn lợi khuẩn (probiotic) cho đường ruột. Trong trường hợp sử dụng sữa chua đóng hộp, bệnh nhân cần chú ý một số nguyên tắc để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm sữa chua phù hợp và tốt cho sức khỏe.

Cách lựa chọn sữa chua cho người bị đau dạ dày:

Chú ý lượng đường, chất béo

Sữa chua là loại thực phẩm lành mạnh cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi sản xuất, nhiều nhà máy bổ sung thêm đường và chất béo vào để đa dạng thêm hương vị. Tuy nhiên, đường và chất béo gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe – nhất là người bị thừa cân, béo phì và tiểu đường.

Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn các loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Bên cạnh đó, nên chú ý lượng chất béo trong sữa chua để tránh tình trạng tăng cân nếu bổ sung quá nhiều.

Thận trọng với các chất phụ gia

Để sữa chua được bảo quản lâu và giữ được hương vị thơm ngon, nhà sản xuất buộc phải bổ sung một số chất phụ gia. Khi lựa chọn sữa chua, bệnh nhân nên ưu tiên các sản phẩm không chứa chất bảo quản hoặc lượng nhỏ phụ gia. Tránh sử dụng sữa chua chứa nhiều hương liệu và phụ gia. Bởi các thành phần này đều có thể kích thích lên ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và khiến cơn đau bùng phát.

Nên lựa chọn sữa chua không có chất bảo quản, phụ gia để đảm bảo sức khỏe

Lượng lợi khuẩn (probiotic) có trong sữa chua

Probiotic trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp, điều hòa hoạt động tiêu hóa và nâng cao sức khỏe. Đây được xem là thành phần quan trọng nhất trong nhóm thực phẩm này. Vì vậy khi lựa chọn sữa chua đóng hộp, bệnh nhân cần chú ý số lượng lợi khuẩn (probiotic).

Để đạt được đầy đủ lợi ích mà nhóm thực phẩm này mang lại, nên lựa chọn sữa chua có nhiều lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium.

Lựa chọn sữa chua hữu cơ

Nếu dễ bị tiêu chảy và đau bụng khi sử dụng các loại sữa chua đóng hộp trên thị trường, bệnh nhân nên cân nhắc sử dụng sữa chua hữu cơ. Sữa chua hữu cơ được chế biến từ sữa bò organic trong điều kiện vô trùng với nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng.

So với sữa bò công nghiệp, sữa bò organic cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein, canxi, magie, vitamin D,… Do đó nếu có thể, bệnh nhân nên ưu tiên dùng sữa chua hữu cơ để cung cấp cho cơ thể một lượng lớn năng lượng và dưỡng chất thiết yếu.

Chú ý hạn sử dụng của sữa chua

Hầu hết các sản phẩm sữa chua đóng hộp nên có hạn sử dụng ngắn (khoảng dưới 1 tháng). Vì vậy khi chọn mua sữa chua, cần chú ý hạn sử dụng để tránh mua phải sản phẩm đã hết hạn. Thực tế, sữa chua có thể bị hư hại sớm hơn thời gian in trên bao bì nếu bảo quản không đúng cách. Do đó, bệnh nhân cần chú ý bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh, không để ở bên ngoài và ngăn đông.

Lưu ý khi thêm sữa chua vào chế độ ăn của người bị đau dạ dày

Sữa chua là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Bổ sung sữa chua đúng cách có thể cải thiện hoạt động của đường ruột và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như đau thượng vị, nóng rát, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa,…

Nên dùng sữa chua kèm theo các loại trái cây và ngũ cốc, hạt,…

Tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ khi ăn sữa chua, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua/ ngày (mỗi hộp 80 – 100g). Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây rối loạn nhu động ruột dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
  • Nên dùng sữa chua ăn thay vì sữa chua uống. Thực tế, sữa chua uống chứa hàm lượng lợi khuẩn và thành phần dinh dưỡng thấp hơn.
  • Bảo quản sữa chua đúng cách, không dùng sữa chua quá hạn và sữa chua bị hư hỏng (đổi màu, nấm mốc, có mùi lạ).
  • Khi ăn sữa chua, nên dùng kèm với yến mạch, hạt chia, hạnh nhân, óc chó, trái cây,… để giảm mức độ kích thích lên niêm mạc dạ dày của axit lactic. Ngoài ra, dùng kèm với các loại thực phẩm kể trên còn tạo cảm giác no, hạn chế tình trạng xót ruột, khó chịu và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tránh dùng sữa chua trong khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống kháng sinh. Bởi hoạt tính của thuốc có thể làm giảm số lượng probiotic có trong thực phẩm.
  • Không dùng sữa chua cho người bị tiểu đường, viêm tuyến tụy, trẻ dưới 1 tuổi,… Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày.
  • Tuyệt đối không dùng sữa chua cùng với các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng,… Nguyên nhân là do nitrate kali trong các loại thực phẩm kể trên có thể kết hợp với thành phần có trong sữa chua và làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Không đun nóng và để đông sữa chua. Nhiệt độ quá cao và quá thấp đều làm giảm số lượng lợi khuẩn và gây thất thoát dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: