Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh ung thư có phòng ngừa được không ?

Cao chè vằng nguyên chất

Các nghiên cứu khoa học tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh ung thư

Trải qua nỗ lực nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư. Đối với những nhân tố dẫn đến bệnh ung thư, ta có thể phòng ngừa hiệu quả.

Như đã nói, có hai nhân tố chính dẫn đến bệnh ung thư là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nguyên nhân bên trong như: Tố chất di truyền, khả năng miễn dịch tuổi tác, giới tính… Những nhân tố bên ngoài như vật lý, hóa học, sinh học và phương thức sống, thói quen ăn uống, dinh dưỡng không hợp lý…

Ngày nay, cách để phòng ngừa các nhân tố bên trong vẫn chưa thật sự có hiệu quả lý tưởng, do đó tập trung chủ yếu ở việc phòng ngừa các nhân tố bên ngoài. Các nhà khoa học dự tính, có khoảng 80%-90% bệnh ung thư là do nhân tố bên ngoài tạo nên. Hiên nay những nỗ lực để tìm ra cách phòng ngừa các nhân tố bên ngoài đã thu được kết quả tốt, như phòng ngừa tối đa những nhân tố do nghề nghiệp mang lại. Lấy tia X quang làm ví dụ, thời kỳ đầu ứng dụng tia X quang trong y học do chưa coi trọng việc phòng hộ, tiếp xúc với tia X – quang nhiều cho nên các bác sỹ y học phóng xạ bị mắc ung thư da khá nhiều. Sau đó, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, dần dần các bác sỹ khoa phóng xạ bị ung thư da giảm đi.

Có mấy cấp độ phòng ngừa ung thư ?

Tổ chức Y tế Thế giới đã phân tích cạch phòng ngừa bệnh ung thư thành hai loại: Phòng ngừa cấp I và phòng ngừa cấp II. Phòng ngừa cấp I là áp dụng cấc biện pháp phòng các nhân tố bên trong và bên ngoài. Biện pháp phòng ngừa này cũng đạt được những thành tựu đáng kể để ngăn chặn bệnh ung thư. Do đó, phòng ngừa cấp I được phổ cập tới mọi người dân. Năm 1981 tổ cổ vấn phòng ngừa ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đã kiến nghị phòng ngừa cấp I với những biện pháp tích cực dưới đây:

  • Ung thư phổi: Khống chế hút thuốc.
  • Ung thư gan: Dự phòng miễn dịch viêm gan B và không dùng những thực phẩm đã bị nhiễm độc tố.
  • Ung thư khoang miệng: Khống chế việc hút thuốc và các hợp chất có vôi’.
  • Ung thư vùng tử cung: Chú ý vệ sinh.
  • Ung thư bàng quang: Phòng tránh bệnh máu nhiễm khuẩn.
  • Khối u hắc tố: Không nên phơi nắng quá nhiều.

Phòng ngừa cấp II thì thông qua kiểm tra để sớm phát hiện, sớm chẩn đoán, sớm điều trị điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị điều trị. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người ở khu vực mà khả năng phát bệnh cao, ở độ tuổi và giới tính dễ phát bệnh, người trong gia tộc có tiền sử bị ung thư và người tiếp xúc với những nhân tố gây bệnh ung thư. Việt Nam đã rất nỗ lực trong công tác dự phòng cấp II. Theo điều tra phổ biến về bệnh ung thư thì hiệu quả rõ ràng nhất là kiểm tra về ung thư cổ tử cung, phát hiện thấy nhiều trường hợp mắc giai đoạn đầu. Còn về ung thư vú thì cũng giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.

Vậy ung thư có thể phòng ngừa được không ?

Từ những điều trên ta thấy, hầu hết bệnh ung thư là có thể phòng tránh được. Cùng với’ việc nhận thức ngày càng cao về các nhân tố gây bệnh ung thư, con người sẽ tìm ra bác biện pháp hiệu quả để phòng tránh loại bệnh nguy hiểm này.

Bệnh ung thư có thể điều trị tận gốc không?

Đối với bệnh ung thư, điều trị tận gốc tức là diệt tế bào ung thư, bao gồm các tế bào ung thư cục bộ trong hạch bạch huyết và các tế bào mới đã di căn đến các cơ quan khác. Đối với một số bệnh ung thư mà nói, điều đó không phải là đơn giản. Bởi vì có một số bệnh ung thư nhìn bề ngoài tưởng đã được điều trị hết nhưng thực tế vẫn còn nhũng tế bàơ ung thư vẫn nằm ở trong những cơ quan khác trên cơ thể.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: