Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả, an toàn với bài thuốc nam hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ngoài hậu môn. Kích thước ngày càng phát triển to lên kéo theo hiện tượng viêm nhiễm ngày càng nặng.

Vì xuất hiện phía bên ngoài hậu môn nên trĩ ngoại rất dễ nhận biết và gây ra cảm giác vướng víu đặc trưng cho người bệnh, đặc biệt là khi ngồi xuống.

Bệnh trĩ nội

Khác với trĩ ngoại, trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ xuất hiện từ bên trong trực tràng. Khi búi trĩ phát triển lớn hơn, nó có thể sa ra ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ. Nó rất dễ bị nhầm lẫn với trĩ ngoại.

Trĩ nội khó phát hiện hơn vì búi trĩ ẩn trong lòng hậu môn và không gây cảm giác đau cho người bệnh khi còn ở mức độ nhẹ.

Ngoài ra còn có dạng trĩ hỗn hợp tức là xuất hiện đồng thời cả trĩ ngoại lẫn trĩ nội khiến người bệnh méo mặt vì những triệu chứng bệnh lý dồn dập.

chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Phân biệt hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại

Những đối tượng dễ mắc trĩ nhất

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày chính là mấu chốt. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị trĩ ghé thăm nhất.

Bệnh trĩ khi mang thai

Trong quá trình mang thai, để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và phục vụ sự phát triển của thai nhi, chị em thường ăn khá nhiều thực phẩm bổ dưỡng, bổ sung nhiều loại thực phẩm chức năng, vitamin và khoáng chất.

Điều này kết hợp cùng sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến chị em dễ bị táo bón. Hành động rặn nhiều chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.

Chị em mang thai có khả năng cao bị mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ sau sinh

Trường hợp bị trĩ sau sinh có thể là do tình trạng trĩ trong khi mang bầu chưa được chữa trị hiệu quả hoặc chị em rặn đẻ sai cách tăng áp lực lên ổ bụng, nhất là phần vùng chậu khiến lượng máu đổ về đây tăng cao làm các mạch máu sưng phồng.

Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể phụ nữ cần bù đắp năng lượng để phục hồi đồng thời tạo nguồn sữa nuôi con do đó việc bổ sung nhiều nhóm thức ăn bổ dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là căn nguyên gây ra hiện tượng táo bón từ đó dẫn tới bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở trẻ em

Nhiều người lầm tưởng trẻ em khó có thể mắc trĩ. Đây là một suy nghĩ sai lầm vì thực đơn hàng ngày của trẻ nhỏ là do người lớn quyết định. Theo đó, nếu thực đơn hàng ngày thiếu khoa học sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé dễ rối loạn, gây táo bón và trĩ.

Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh chủ quan, cho bé ngồi bô quá lâu khiến áp lực lên vùng chậu kéo dài, các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép lâu dần sẽ sưng phồng và hình thành các búi trĩ.

Nhân viên văn phòng dễ mắc trĩ

Những người làm công việc có tính chất đặc thù, phải ngồi lâu tại một chỗ như nhân viên văn phòng, giao dịch viên, thợ may, lái xe… rất dễ mắc bệnh trĩ.

Ngồi làm việc tại chỗ quá lâu gây bệnh trĩ

Nguyên nhân là do khi ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ, hậu môn, trực tràng phải chịu áp lực trong thời gian dài từ đó tăng nguy cơ mắc trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ điển hình, dễ nhận biết nhất

Nắm được các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh này, có thể đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh lý của bản thân và tiến hành điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

  • Khó chịu khi đại tiện: Các búi trĩ xuất hiện ở thành hậu môn khiến quá trình đi đại tiện của người bệnh gặp vô vàn khó khăn.
  • Đại tiện ra máu: Sự tổn thương tại các mạch máu khiến máu chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia sau khi đi đại tiện. Mức độ chảy máu phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh trĩ đã phát triển tới giai đoạn nào.
  • Búi trĩ lòi ra ngoài: Khi trĩ nội phát triển nghiêm trọng hoặc mắc trĩ ngoại, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện búi trĩ xuất hiện ở vùng hậu môn.
  • Đau đớn khi ngồi xuống: Búi trĩ tại hậu môn sưng to, nhức nhối khiến bạn nhăn nhó mỗi khi ngồi xuống.

Có thể thấy những biểu hiện của bệnh trĩ khá dễ nhận biết trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu đáng ngờ, bạn cần xác định và thăm khám nếu cần thiết để nhanh chóng chữa trị.

Vậy khi nào cần gặp bác sĩ? Búi trĩ xuất hiện tại vùng hậu môn gây ra những khó chịu và cản trở nhất định trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc ngồi làm việc.

Vì vậy, ngay khi thấy các biểu hiện đau rát tại vùng hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện hay có thể quan sát thấy búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn là người bệnh phải tới gặp bác sĩ ngay nhằm trao đổi, xác định tình trạng bệnh lý của bản thân từ đó tiến hành phương pháp điều trị thích hợp.

Việc phát hiện và điều trị sớm có tính quyết định tới quá trình đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả hay không. Điều này cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ gặp biến chứng cũng như chi phí điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ai cũng có thể mắc phải

Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày chính là nguyên nhân chính dẫn tới nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cụ thể:

  • Ăn uống bừa bãi, ăn thiếu chất xơ.
  • Ăn nhiều đồ có gia vị cay nóng.
  • Uống quá nhiều rượu, bia, cà phê.
  • Ngoài ra, tuổi tác cao ở người già khiến các cơ ở vùng hậu môn thoái hóa, trở nên lỏng lẻo khiến họ dễ mắc bệnh.
  • Phụ nữ mang thai mắc trĩ do khối lượng của thai nhi đè lên vùng chậu, ăn uống thiếu khoa học, bổ sung quá nhiều chất gây táo bón và trĩ.
  • Nhân viên văn phòng ngồi nhiều cũng tạo áp lực không tốt lên vùng chậu khiến các mạch máu sưng phồng dẫn tới trĩ.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh

Một nguyên nhân khác có thể gây trĩ mà bạn không thể ngờ tới đó chính là chất lượng giấy vệ sinh quá kém. Theo đó, giấy vệ sinh quá cứng chà xát khiến hệ thống mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, lâu dần sinh ra bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc phải căn bệnh trĩ hay không, bác sĩ thường dựa vào các yếu tố dưới đây:

Cơ năng

  • Đại tiện ra máu, thường là máu tươi chảy nhỏ giọt hoặc bắn ra thành tia.
  • Đau rát và có cảm giác ngứa ngáy tại vùng hậu môn.
  • Khi đại tiện hoặc ngồi xổm lâu, búi trĩ sa ra ngoài, có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
  • Trung tiện mất tự chủ, lát tầng hóa trên đường lược…

Thực thể

  • Trong quá trình thăm khám trực tràng, bác sĩ sờ thấy búi trĩ có tính chất mềm, ấn vào thì xẹp xuống đồng thời đánh giá sơ bộ trương lực cơ thắt hậu môn.
  • Yêu cầu bệnh nhân ngồi xổm, rặn như khi đi đại tiện để xem mức độ chảy máu và sa của búi trĩ.
  • Soi hậu môn – trực tràng nhằm quan sát kỹ lượng số lượng búi trĩ, màu sắc và xác định chân búi trĩ ở vị trí nào so với đường lược.

Bệnh trĩ có chữa được không? Điều trị bằng cách nào hiệu quả, an toàn?

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa được nếu như người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp và thực hiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học.

Trong một hội nhóm về sức khỏe trên mạng, tham gia thảo luận sôi nổi về một topic bệnh trĩ, anh Hải Phong (Hải Phòng) chia sẻ: “Uống nhiều rượu bia, trung bình tuần 3 bữa nhậu khiến tôi bị mắc bệnh trĩ nội. Đúng là điếc không sợ súng. Lúc chưa bị bệnh thì chủ quan, cứ nhậu nhẹt tít mù tới khi trĩ hỏi thăm thì mới méo mặt. Ăn uống khổ sở, ngồi xuống cũng nhấp nhổm không yên. Bệnh làm tôi mất hết tự tin, đi đâu cũng dè chừng, công việc nhân viên kinh doanh lại phải giao tiếp với khách hàng nhiều mà bệnh thì có tha cho đâu. Có bạn nào có kinh nghiệm chữa trị hữu hiệu mách mình với”.

Uống nhiều rượu bia có hại cho hệ tiêu hóa

Chia sẻ với tâm lý lo lắng, đau khổ của các bệnh nhân mắc trĩ, bác sĩ Phương cho biết hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ: Mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà hay các bài thuốc Đông y lành tính hoặc các phương pháp chữa trị theo Tây y. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà chúng ta lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.

Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng dân gian

Trong dân gian có khá nhiều mẹo chữa bệnh trĩ sử dụng các loại lá cây quen thuộc trong vườn nhà. Theo đó với việc sử dụng một số loại thảo dược dưới đây, bạn có thể thực hiện mẹo chữa trĩ ngay tại nhà rất hiệu quả nếu tình trạng bệnh mới chỉ phát triển.

chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Xông lá trầu không chữa bệnh
  • Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không bằng cách đun lá trầu không và lấy nước xông, rửa vùng hậu môn hàng ngày.
  • Rau diếp cá chữa bệnh trĩ rất dễ làm, bạn chỉ cần rửa sạch và xay nước diếp cá uống. Ngoài ra có thể thường xuyên ăn rau diếp cá trong bữa ăn để giúp thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
  • Chữa bệnh trĩ bằng mật ong bằng cách bôi trực tiếp vào hậu môn, kết hợp với kim ngân hoa, cà rốt hoặc đậu đen nấu chín thành hỗn hợp để ăn.

Ngoài ra người bệnh còn có thể tìm hiểu và tham khảo các mẹo chữa trĩ với lá lốt, lá ổi, đu đủ, dầu dừa, quả sung hay rau muống. Khi chữa trị theo dân gian, người bệnh cần lưu ý lựa chọn những lá còn tươi, ko sâu bệnh, rửa sạch trước khi sử dụng.

Mặc dù các mẹo dân gian rất dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm nhưng chúng chỉ có tác dụng khi bệnh lý mới chớm, búi trĩ chưa phát triển quá to và chỉ là cách điều trị nhằm giảm thiểu các triệu chứng chứ không giải quyết triệt để căn nguyên vấn đế.

Chữa bệnh trĩ

Với tình trạng bệnh trĩ đã phát triển nghiêm trọng hơn, bạn cần thăm khám và điều trị theo phương pháp Tây.

Nội khoa

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa kê đơn sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Nhóm thuốc bôi: Proctolog, Titanoreine, Hemorrhostop…
  • Nhóm thuốc co mạch: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin…
  • Nhóm thuốc Hydrocortisone: Effticort, Alfasol, Laticort…
  • Nhóm thuốc gây tê, giảm đau: Dibucain, Medicone, Lanacane, Nupercainal…

Các nhóm thuốc kể trên có công dụng khiến búi trĩ teo lại, tiêu biến hoặc rụng ra, làm bền thành mạch, chống co thắt đồng thời giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ vì thuốc tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, phương pháp nội khoa chỉ có tác dụng tối ưu khi búi trĩ còn nhỏ, các triệu chứng của bệnh còn ở mức nhẹ.

Ngoại khoa

Ngoại khoa can thiệp để loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp như:

  • Thắt dây chun: Thắt dây chun chuyên dụng tại gốc búi trĩ để máu không cung cấp tới vị trí này nhờ vậy búi trĩ sẽ dần tiêu biến.
  • Quang đông hồng ngoại: Dùng sức nóng làm cho các mô trĩ đông lại, tạo sẹo xơ để giảm máu lưu thông tới búi trĩ.
  • Đốt laser: Chiếu tia laser vào búi trĩ, các mạch máu tại đây sẽ bị phá hủy.
  • Cắt búi trĩ: Sử dụng dao cắt chuyên dụng, trực tiếp loại bỏ búi trĩ.
  • Phẫu thuật Longo: Cắt vòng niêm mạc dưới trực tràng, trên đường lược nhằm kéo búi trĩ và niêm mạc trực tràng trở về vị trí cũ đồng thời chặn đứng nguồn máu cung cấp tới đây.
  • Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ: Khâu chết các mạch máu cung cấp tới búi trĩ khiến nó mất đi nguồn dinh dưỡng và tự tiêu biến.

Để biết được phương pháp điều trị nào phù hợp nhất với tình trạng bệnh trĩ của mình, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để thăm khám.

Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi búi trĩ đã phát triển quá to, thậm chí búi trĩ nội đã sa hẳn ra bên ngoài hậu môn.

Phương pháp laser

Đặc biệt với các phương pháp phẫu thuật trĩ người bệnh sẽ cần nghỉ ngơi trong một thời gian dài sau phẫu thuật, chi phí khá lớn và bệnh vẫn có khả năng tái phát nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, điều độ.

Chữa bệnh bằng thuocnam.mws.vn

guyên nhân gây ra bệnh trĩ là do ăn nhiều đồ hậu vị, nghiện rượu, bia, dâm dục và lo nghĩ uất nhiệt tích độc.

Từ xa xưa, các bài thuốc nam vốn từ lâu đã khá lành tính vì có nguồn gốc chủ yếu từ thảo dược tự nhiên lại được đúc rút qua quá trình thực tế điều trị kéo dài hàng trăm năm nên hiệu quả đã phần nào được chứng minh.

Từ sự thấu hiểu nguyên nhân và các triệu chứng tiêu biểu của căn bệnh trĩ, các lương y tại trung tâm đã dày công nghiên cứu và tìm ra bài thuốc phù hợp nhất cho các bệnh nhân đang bị trĩ hành hạ.

Dựa trên căn nguyên gây bệnh trĩ, bài thuốc nam hay với các vị thuốc chính là: Thăng ma, đương quy, hạ liên thảo, cam thảo, hắc chi ma, trắc bách diệp, xà sàng, diệp bách chi, chỉ xác, hoàng kỳ… tập trung giải quyết các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ bằng cách:

  • Bổ trung, thăng đề, ích khí, lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết.
  • Làm mất đi cảm giác nặng nề ở hậu môn và trực tràng, khiến các búi trĩ co lại.
  • Giải quyết hiệu quả các triệu chứng của bệnh táo bón.
  • Đẩy mạnh sự tái tạo tại các vùng tổn thương ở khu vực hậu môn.
  • Làm bền vững thành mạch trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mạch máu sưng phù gây xuất huyết.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: