Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh sỏi thận – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh và phòng ngừa hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Bệnh sỏi thận hay sạn thận là một căn bệnh thường thấy và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Sỏi thận là một hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu kết tủa và lắng đọng lâu ngày tạo thành. Vậy bệnh sỏi thận có biểu hiện ra sao? Nguyên nhân gây bệnh là gì và điều trị thế nào cho đúng? Hãy cùng Đông Y Cổ Truyền Việt Nam khám phá tiếp.

Kiến thức chung về bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì

Sỏi thận (có tên tiếng Anh là Kidney stone) hay được hiểu là những viên sỏi ở bên trong thận. Sỏi thận được hình thành từ muối khoáng và axit dư thừa trong nước tiểu.

Ảnh minh họa: Viên sỏi hình thành trong đài bể thận
Ảnh minh họa: Viên sỏi hình thành trong đài bể thận

Sỏi thận thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các biến chứng của bệnh này lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp mà khó có thể lường trước.

Nguyên nhân

Người Việt mắc bệnh sỏi thận chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt dẫn đến như:

 Lười uống nước, uống không đủ nước:

Nhiều người làm việc không chú ý đến lượng nước bổ sung vào co thể dẫn đến mất nước ở thận và hình thành lắng đọng tạo sỏi.

Nhất là khi làm việc căng thẳng, nặng nhọc hoặc chơi thể thao, nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi.

– Hay nhịn tiểu: 

Người Việt thường hay nhịn tiểu, điều này có thể dẫn tới các chất chặn bã không kịp đẩy ra ngoài dẫn tới lắng đọng và kết tinh hình thành sỏi.

– Uống nhiều rượu bia:

Sử dụng quá nhiều bia rượu dẫn tới tăng các phản ứng tạo kết tủa trong thận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nay.

Uống nhiều rượu bia là thói quen không tốt và có thể gây nên bệnh sỏi thận
Uống nhiều rượu bia là thói quen không tốt và có thể gây nên bệnh sỏi thận

– Lạm dụng thuốc sủi bọt:

Viên bổ sung vitamin C, thuốc đa sinh tố, thuốc cảm: Các chất phụ gia chứa trong các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi

– Sử dụng canxi liều cao:

Sử dụng hàm lượng canxi không tự nhiên vượt quá mức quy định (800-1000mg/ ngày) dẫn tới thận không đào thải kịp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Ăn nhiều đồ ngọt vào ban đêm: 

Sử dụng các đồ gọt vào ban đêm khiến thận không được nghỉ ngơi dẫn tới rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh sỏi thận không rõ ràng, sỏi phát triển rất âm thầm tuy nhiên bạn có thể phát hiện bệnh qua một số triệu chứng sau:

Đau mỏi lưng:

Người bị bệnh này thường có dấu hiệu đau mỏi ở vùng thắt lưng và mạn sườn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài quặn thắt tùy thuộc vào vị trí và kích thước viên sỏi. Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng chạy dọc theo ống dẫn tiết niệu xuống bên dưới.

"">

Bài thuốc hay giúp trị sỏi thận

Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng để chữa bệnh này, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu nghiệm. Theo mình thấy thì có các bài thuốc sau là công hiệu:

Chuối hột

Chuốt hột có nhiều công dụng khác nhau nhờ các dược chất chứa tỏng hột chuối. Các bệnh có thể điều trị như: hắc lào, kiết lị, chữa cảm nắng và sốt cao.

Bạn dùng chuối hột già hoặc chín, đem thái lát và phơi khô. Mỗi lần dùng bạn đem chuối hột ra rang khô cho có mùi thơm, dùng máy xay tán thành bột. Bỏ 2 muỗm thìa bột chuối hột hòa tan với nước và dùng sau bữa ăn. Dùng liên tiếp từ 10 đến 15 ngày mới bắt đầu có biểu hiện cải thiện tình trạng bệnh.

Dùng quả dứa

Dứa là loại trái cây vùng nhiệt đới, thường dùng làm món tráng miệng hoặc ăn kèm với các món sống hoặc món nộm. Dứa có tác dụng giải độc cơ thể, tăng hệ thống miễn dịch tiêu hóa tốt.

Sử dụng 1 quả dứa chín đem gọt vỏ, dùng dao khoét 1 lỗ trên quả dứa sau đó nhét phèn chua vào bên trong. Đem dứa đi nướng cho đến khi có màu vàng và mùi thơm. Cho ra vắt lấy nước để dùng trong ngày, dùng 15 đến 20 ngày vào sau ăn sẽ có công dụng tốt.

>> Khám phá thêm: Hành trình chữa sỏi thận bằng quả dứa từ chàng Việt Kiều Mỹ

Dùng quả sung

Quả sung rất dễ kiếm, Nhựa từ quả sung có chứa dược chất giúp tiêu sỏi an thận. Trái sung khô pha nước uống thường để điều trị sỏi thận, sỏi mật và sỏi tiết niệu an toàn.

Bạn lấy sung tươi về đem rửa sạch, thái lát và phơi khô, mỗi lần dùng bạn đem rang rồi pha thành nước và uống. Dùng liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu nghiệm của bài thuốc.

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý mà gây nên. Để phòng tránh bệnh, bạn chỉ cần duy trì một thực đơn cân đối dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ là có thể phòng tránh bệnh.

Chế độ ăn uống

  • Không nên sử dụng đồ ăn quá mặn, lượng muối lớn không những gây hạn cho thận mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Giảm lượng protein từ động vật, bổ sung đầy đủ vitamin từ rau, quả các đồ hải sản và cá.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn chứ nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất có cồn, ga gây độc cho gan và thận.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả

Chế độ sinh hoạt

Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý như:

  • Không thức khuya, ngủ muộn ảnh hưởng đến hệ thống điện giải của cơ thể
  • Mặc quần áo thoáng mát không quá chặt gây chặn đường tiểu
  • Làm việc nặng nhọc cần chú ý nghỉ ngơi và uống đủ nước
  • Sinh hoạt điều độ không lạm dụng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi thận

Các câu hỏi của bệnh nhân thường hỏi khi mắc bệnh và thực hiện điều trị bệnh. Có bất cứ câu hỏi nào xin hay gửi email, hoặc comment dưới bài viết để các bác sĩ tại Đông Y Cổ Truyền Việt Nam giải đáp giúp bạn.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên các biến chứng gây ra vô cùng to lớn. Câu trả lời này cũng đã có bài viết trả lời chi tiết bạn xem tại: Sỏi thận có nguy hiểm không? có chữa tận gốc được không?

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh sỏi thận không nên ăn hoặc hoặc hạn chế sử dụng:

  • Hạn chế muối và mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày để  cắt giảm hàm lượng Natri và oxalate trong nước tiểu.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều purin như: Lòng bò, lòng heo, cá khô, lạp xưởng, một số loại mắm…
  • Hạn chế ăn thịt động vật
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalate như: Trà đặc, cafe, các loại đậu, rau muống, rau bina…
  • Chuối: Dù chuối là loại quả chứa nhiều dưỡng chất nhưng lượng kali trong chuối rất lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
  • Bơ: Hàm lượng Kali trong bơ rất cao, người bệnh sỏi thận khi sử dụng sẽ làm tăng áp lực cho thận khiến bệnh tình thêm nặng.

Câu hỏi này mình cũng đã có bài viêt chi tiết trả lời bạn đọc, bạn có thể xem tại bài viết: Bệnh sỏi thận không nên ăn gì

Sỏi thận bao nhiêu mm là to? Nên mổ hay không?

Theo các bác sĩ tại Đông Y Cổ Truyền Việt Nam thì sỏi thận có 3 kích thước cơ bản:

  • Sỏi nhỏ có kích thước dưới 7mm
  • Sỏi trung bình kích thước từ 7mm đến 15mm
  • Sỏi to là trên 15mm

Chỉ riêng sỏi có kích thước trên 15mm bác sĩ mới khuyên mổ cò các loại nhỏ hơn bạn sẽ được hướng dẫn dùng các bài thuốc nam hoặc đông y để tán sỏi.

Điều trị sỏi thận ở bệnh viện nào tốt?

Hiện tại có nhiều bệnh viện điều trị sỏi thận hiệu quả áp dụng công nghệ cao như: Bệnh viện E, Bệnh viện quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh Viện Đại học y Hà Nội… Phần này mình sẽ dành riêng một bài viết để chia sẻ về các khoa điều trị sỏi thận, các bác sĩ hàng đầu và hướng dẫn đường đi cũng như cách đặt lịch khám. Các bạn chờ theo dõi nhé!

Bị sỏi thận nên uống thuốc gì?

Thuốc trị sỏi thận được chia làm 2 loại thuốc đông y và tây y. Với mỗi loại sỏi khác nhau, kích thước khác nhau sẽ dùng các loại thuốc khác nhau.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: