Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh nhức đầu đông và các bài thuốc lưu truyền dân gian

Cao chè vằng nguyên chất
Nhức đầu đông là hiện tượng người bệnh chỉ bị nhức đầu vào buổi hừng đông và tình trạng nhức sẽ kéo dài cho đến lúc mặt trời lên. Dưới đây là bài thuốc nam giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Lúc còn nhỏ, vì thói quen bám theo cha tôi suốt ngày nên có khoảng hai ba lần tôi thấy ông làm một bài thuốc khá kỳ lạ. Đó là vào buổi chạng vạng, ông luộc một quả trứng gà rồi bóc vỏ nhưng không phải để ăn. Sau đó, ông lấy một trái dừa tươi, chặt và dạt ngang miệng như cách chặt dừa uống (độ rộng miệng to cỡ quả trứng gà) rồi cho quả trứng gà đã bóc vỏ vào trong trái dừa, đậy miệng lại rồi để lên nóc nhà, phơi sương qua đêm. Sáng hôm sau, ông lấy ra ăn (ăn hết quả trứng gà trước rồi mới uống hết nước dừa). Thấy vậy, tôi thắc mắc thì ông trả lời: “Đây là bài thuốc trị nhức đầu nhưng không phải nhức đầu bình thường mà là nhức đầu đông”.

Theo cách giải thích của dân gian, nhức đầu đông là một hiện tượng người bệnh chỉ bị nhức đầu vào buổi hừng đông và tình trạng nhức sẽ kéo dài cho đến lúc mặt trời lên (có nắng, khoảng 9, 10 giờ sáng) thì tự hết. Vùng đau nhức thường là vùng trán.

Bài thuốc dân gian giúp điều trị nhức đầu đông

Cho đến bây giờ, cứ mỗi khi nghe cha tôi nhắc về bài thuốc ấy, theo quán tính, tôi lại nhăn mặt: “Trứng gà ngâm trong trái dừa tanh lắm! Nước dừa để qua đêm không lẽ không bị hư sao?”. Như thường lệ, nghe tôi chất vấn, cha tôi lại đắc ý cười khà: “Vậy mà phơi sương qua đêm lại không tanh, không thiu mới hay. Hồi đó cha ăn hình như có hai, ba lần là bệnh nhức đầu hết luôn tới bây giờ.”. Cha tôi còn bảo nếu không có trứng gà thì dùng trứng vịt thay thế cũng được. Tuy nhiên, nếu dùng trứng gà thì sẽ hiệu nghiệm hơn.

Nhưng đó là cách của cha tôi và được lưu truyền theo dòng họ bên nội. Còn mẹ tôi thì lại được ngoại tôi dạy cho cách trị khác. Nó vừa là bài thuốc lại vừa là mẹo chữa bệnh. Bà bảo: “Cách của cha mày cũng được nhưng có cách khác mà không cần phải ăn gì hết, chỉ đắp thôi. Hồi mẹ còn nhỏ, mẹ đắp có vài lần là hết.”
Theo đó, khi bị nhức đầu đông thì vào buổi sáng sớm, ngắt lấy đọt lá non (lựa đọt thật non) của cây gáo (hoa vàng) và cây ớt hiểm. Đối với cả hai loại này, nếu người bệnh là nam thì ngắt mỗi thứ 7 ngọn, nếu là nữ thì ngắt mỗi thứ 9 ngọn (theo quan niệm nam có 7 vía, nữ có 9 vía). Sau đó, giã nát hai loại đọt lá này rồi cho thêm một tí muối và đắp lên chỗ nhức. Trong khi đắp thì nằm thư giãn, đợi đến khi phần bã khô thì ngưng (hoặc khi nắng lên thì ngưng).

Cây gáo và cây ớt hiểm đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Nam. Tuy nhiên, cây gáo có nhiều loại: gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn… Cây gáo trong bài thuốc trên đây là cây gáo vàng, khác với loại gáo tròn cũng được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác như sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, xơ gan cổ trướng… Đối với cây ớt hiểm và cụ thể là đọt ớt hiểm, dân gian còn dùng nó trong biện pháp cột cữ để hạ sốt. Theo kinh nghiệm truyền miệng, giã nát đọt ớt hiểm và hạt tiêu, mỗi thứ 9 đọt (hạt) nếu người bệnh là nữ và 7 nếu người bệnh là nam. Sau đó, dùng hỗn hợp này để cột cữ (dùng vải quấn phần bã, cuộn tròn như chiếc vòng rồi đeo vào tay). Khi cữ khô lại thì lấy rượu vẩy nước vào cữ cho ướt (cho cữ uống rượu) và cứ như thế cho đến ngày hôm sau thì thay cữ mới. Thường thì sau một ngày bệnh sốt sẽ thuyên giảm.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: