Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Bệnh gút là gì có nguy hiểm không ? Nên ăn gì tốt nhất cho sức khỏe

Cao chè vằng nguyên chất

Bệnh gút là gì ?

Bệnh Gút (Gout) hay còn gọi là thống phong, là một dạng viêm khớp đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Bệnh gây cảm giác vô cùng đau đớn tại các chi do các khớp xương bị sưng tấy. Nguyên nhân trực tiếp là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể. Một phần khác là do thói quen ăn uống không cân đối đã khiến Gút phát triển hơn.

 

 

Bệnh gút có nguy hiểm không triệu chứng ra sao

Bệnh Gút thực ra là một bệnh lành tính, không gây nhiều biến chứng tuy nhiên lại khiến người bệnh vô cùng đau đớn khi phát bệnh.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh Gút là đau ngón chân cái vào ban đêm. Cơn đau khiến người đang ngủ phải tỉnh dậy, ngón chân cái sưng tấy, đau rát và ấm lên. Cơn đau có thể kéo dài từ 2-7 ngày sau đó sẽ giảm, nhưng chỗ đau sẽ bắt đầu ngứa. Lúc này , bệnh Gút đã bắt đầu phát triển mạnh chứ không phải ở giai đoạn sơ khởi

 

 

Triệu chứng bệnh gút có 3 giai đoạn phát triển

  • Giai đoạn 1: Axit uric trong cơ thể bắt đầu tăng cao. Giai đoạn này chưa có bất kì dấu hiệu nào của bệnh nên người bệnh thường sẽ không nhận ra. Và người bệnh chỉ nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh Gút sau khi đã bị mắc bệnh sỏi thận
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, nồng độ Axit uric trong máu đã rất cao, và lắng đọng tinh thể tại các mô, các khớp xương…Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau khớp và khớp sưng tấy nhưng lúc này cơn đau chưa kéo dài. Sau một thời gian, những triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn, cơn đau sẽ kéo dài hơn.
  • Giai đoạn 3: Các biểu hiện của bệnh bắt đầu nặng hơn do Axit Uric tích tụ nhiều ở các khớp chân, và di chuyển lên các khớp tay.  Giai đoạn này các khớp xương sẽ sưng to thành cục dưới da. Gây đau đớn cực độ cho người bệnh

 

 

Tuy nhiên, có rất ít trường hợp bệnh xảy đến giai đoạn 3, thường ở giai đoạn 1 và 2, bệnh tình đã được khống chế.

Nguyên nhân gây ra bệnh gút hiện nay

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Gút là do Axit uric tồn tại quá nhiều trong cơ thể, không được đào thải qua thận, gây ra lắng đọng tinh thể tại các mô, các khớp.

Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa Purin. Axit uric bình thường không gây hại cho cơ thể và sẽ được đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên khi lượng Purin tăng lên, không thể chuyển hóa được hết sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể sản xuất ra nhiều Axit uric hoặc giảm khả năng đào thải Axit uric qua thận. Purin có nhiều trong các loại thức ăn chứa nhiều đạm như thịt, hải sản, trứng…

 

 

Bệnh Gút có ba dạng là tăng bẩm sinh, nguyên phát và thứ phát

Tăng bẩm sinh: nguyên nhân này rất hiếm gặp, do người bệnh thiếu men gan HGPT từ nhỏ nên lượng Axit uric trong cơ thể không ổn định.

Nguyên phát: nguyên nhân là do yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Trong trường hợp này, người bệnh có sự chuyển hóa purin cao nên gây ra nhiều axit uric trong cơ thể.

Thứ phát: Do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào. Ăn quá nhiều sản phẩm chưa nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, bia rượu quá đà sẽ kích thích sản sinh nhiều axit uric. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh gút phát triển mạnh trong thời đại này.

>>> Dùng máy đo đường huyết modem Benecheck Plus đo lượng acid uric để xác định xem mình có nguy cơ mắc bệnh không.

Ai là đối tượng nhiễm bệnh gút có nguy cơ cao hiện nay

Tỷ lệ mắc bệnh Gút là 1/200 ở người trưởng thành. Bệnh diễn ra phổ biến trong độ tuổi từ 30-40 ở nam giới và sau mãn kinh ở nữ giới. Tỷ lệ năm giới mắc bệnh chiếm đến 90%, trong đó nữ giới chỉ chiếm 10%.

Nguyên nhân là do nam giới có chế độ ăn mất cân đối giữa các nhóm chất, ăn nhiều thịt cá hải sản, lạm dụng bia rượu. Ở nữ giới là do giai đoạn mãn kinh, hormon estrogen thay đổi làm rối loại chuyển hóa purin trong cơ thể.

 

 

Bệnh gút nên ăn gì ? chế độ dinh dưỡng ra sao

Những người mắc bệnh gút nên tăng cường rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày. Một số loại rau rất có ích cho điều trị bệnh vì nó giúp cân bằng nồng độ Axit uric

Nhóm thực phẩm rau tốt cho người bệnh gút

  • Cần tây:

Rau cần tây là một loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt lành, giúp tống axit uric ra ngoài rất hiệu quả, đặc biệt rau cần là loại thực phẩm không chứa purin, được vị là thuốc tiên trong việc điều trị bệnh Gút.

Trong rau cần tây chưa nhiều vitamin khoáng chất và chất xơ, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể.

Cách dùng rau cần tây điều trị bệnh Gút rất đơn giản. Có thể dùng cần tây để chế biến thức ăn trong bữa ăn thường ngày.Hoặc ép lấy nước uống hằng ngày. Sau một tháng, nồng độ axit uric sẽ giảm đáng kể

  • Cải bẹ xanh:

Cải bẹ xanh là một loại thực phẩm phổ biến, rẻ tiền nhưng lại có tác dụng trong việc trị gút, giảm sưng, viêm tấy ở các khớp xương.

Trong cải bẹ xanh có các vitamin, acid nicotic, abumin…giúp đào thải axit uric ra ngoài. Tùy vào sở thích của mỗi người mà có cách chế biến khác nhau như nấu canh, xào, luộc..

 

  • Củ cải trắng:

Củ cải trắng chưa nhiều Vitamin C, kẽm, photpho, protein không nhân, đặc biệt có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn và tiêu viêm, giảm hàm lượng axit uric trong máu

  • Dứa

Trong dứa có hàm lượng lớn vitamin C, và các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, acid hữu cơ, các vi chất canxi, magie, kẽm, sắt …Các nhóm chất này giúp giảm chất đạm dư thừa trong cơ thể, giúp làm tan tinh thể urat tại các khớp, rất phù hợp với những người bị gút cấp và mãn tính.

Ngoài ra, dứa còn rất tốt cho người bị sỏi thận, giúp bào mòn sỏi tự nhiên nếu dùng

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì

Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích sử dụng thì cũng có rất nhiều loại buộc người bị Gút phải tránh xa nếu không muốn bệnh trở nặng

Sau đây là những loại thực phẩm cần phải kiêng vì chưa nhiều purin:

  • Hải sản: khuyến cáo không nên ăn quá 4 bữa một tuần.Tuy nhiên, tôm nõn tôm hùm hay cua được xem là thực phẩm an toàn với gút
  • Một số loại cá người bệnh có thể ăn được, trừ cá trích, cá cơm và cá ngừ. Ba loại cá vừa nêu rất nhiều đạm, tuyệt đói không được sử dụng
  • Thịt đỏ như thịt bò không tốt cho bệnh gút, tuy nhiên nếu có thèm ăn thì cũng chỉ nên ăn 1 lần 1 tuần
  • Thịt ngỗng hoặc thịt gà tây có nhiều purin, không nên ăn, thịt gà và thịt vịt sẽ an toàn hơn. Thịt đùi sẽ tốt hơn thịt ức
  • Nội tạng động vật như gan, ruột, bao tử…chứa nhiều purin, cholesteron, có hại cho sức khỏe, cần kiêng tuyệt đối
  • Một loại thực phẩm cũng cần kiêng triệt để là bia, rượu, các loại thức uống có gas. Những loại này gây tăng nồng độ axit uric, gây rối loại quá trình chuyển hóa purin. Những đối tượng sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần người thường, và nếu bị bệnh gút mà vẫn sử dụng thì nguy cơ chuyển sang giai đoạn 3 rất cao

 

 

Điều trị cách chữa bệnh gút

Bệnh gút có chữa được không là một câu hỏi của rất nhiều người, và thật đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có cách trị triệt để loại bệnh này. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng, ngay ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Các đợt viêm khớp sẽ không tái diễn, bảo tồn được cấu trúc và chức năng của khớp, tránh được các biến chứng của bệnh.

Một số loại thuốc được dùng để điều trị bệnh Gút:

  • Thuốc kháng viêm, không chứa thành phần steroid (NSAID)
  • Corticosteroid: Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận, chẳng hạn như prednisone
  • Conchixin, hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong vòng 12 giờ đầu tiên của cơn đau cấp tính.

Cách phòng ngừa bệnh Gút trong cuộc sống hiện nay

Đợi bệnh phát ra thì đã quá muộn, chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn bệnh xảy đến với bản thân và người nhà

  • Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa 4 nhóm chất  Đạm – Tinh bột – Béo – Vitamin và khoáng chất.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý
  • Không sử dụng quá nhiều rượu, bia
  • Tránh ăn quá nhiều đạm động vật, chất béo, ăn nhiều rau
  • Uống nhiều nước
  • Khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện bệnh

 

 

Trên là các thông tin về bệnh gút cũng như các thắc mắc chúng tôi đã nhận trong thời gian vừa qua, thông tin hi vọng sẽ giúp ích cho người đọc.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: